Bất động sản: Hết “sóng” là… vỡ nợ

Trái với nhận định cho rằng thị trường BĐS cuối năm sẽ khởi sắc và có dấu hiệu tăng trở lại thì những ngày cuối tháng 10 này thị trường BĐS bất ngờ trước cuộc bán tháo “chạy” nợ của giới đầu cơ và nhà đầu tư BĐS.
Đối tượng Nguyễn Thị Minh Tâm, "trùm" bất động sản có tiếng ở Bắc Ninh vừa bị bắt vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản do vỡ nợ. Ảnh minh họa: (Ảnh: LandToday.net) Đối tượng Nguyễn Thị Minh Tâm, "trùm" bất động sản có tiếng ở Bắc Ninh vừa bị bắt vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản do vỡ nợ. Ảnh minh họa: (Ảnh: LandToday.net)

Nhiều chuyên gia nhận định, đây là hệ lụy không tránh khỏi của những vụ vỡ nợ “dây chuyền” quy mô từ vài trăm đến hàng nghìn tỷ đồng liên quan đến những tay chơi khét tiếng một thời trong làng BĐS. Theo điều tra cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến cho các chủ nợ tuyên bố vỡ nợ do giá BĐS giảm quá sâu trong một thời gian dài khiến các khoản lãi vay bị đội lên từng ngày. Vì vậy, các đối tượng này mất khả năng thanh toán.

 

Thông tin về những chủ nợ đã bị cơ quan công an bắt giữ cũng không làm nguội được phần nào sức nóng của áp lực trả nợ khi mà hệ thống các chủ nợ trung gian vẫn ngày ngày đối mặt với những món nợ mà mới ngày nào việc hùn hạp, vay mượn còn phải nhờ đến những mối quan hệ ưu ái mới được chấp nhận cho tham gia.

 

Ông Ngô Hồng Tuấn - Trưởng văn phòng công chứng Đông Đô cho biết, hơn một tháng nay, tại Văn phòng công chứng Đông Đô có làm thủ tục công chứng mua bán BĐS cho rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, trong 10 trường hợp thì có đến 8 trường hợp công chứng bán nhà để gắn nợ do chủ nhà không có tiền để trả nợ vay.

 

Thêm đó, từ phía thị trường, những vụ “nổi sóng” ồn ào của các dự án tên tuổi: Vân Canh, Bắc An Khánh hay Geleximco càng làm cho người mua có nhu cầu thực ngán ngẩm bởi không khó để nhận ra rằng giới đầu cơ đang “quẫy sóng” nhằm bán tháo những mớ hàng đã ôm mà không thể “chịu nhiệt” thêm được nữa.

 

Một chủ đầu tư dự án danh tiếng thẳng thắn cho rằng: Không ít các trùm đầu cơ “ôm” bằng tiền của ngân hàng và chiêu thổi sóng là cách cuối cùng để bán tống bán tháo, chấp nhận cắt lỗ còn hơn là…chết!

 

Tạo "sóng" để đẩy hàng, thế nên sau khi dồn sức tạo "sóng" mà thị trường không thanh khoản được, những vụ vỡ nợ bắt đầu xuất hiện. Theo nhận định của một chuyên gia kinh tế nguyên là một nhà quản lý về thị trường BĐS, nếu thị trường không có biến chuyển, thì từ giờ đến cuối năm sẽ còn xuất hiện nhiều vụ tuyên bố vỡ nợ.


Báo Xây dựng

Tin cùng chuyên mục