Áp lực dịch bệnh đè nặng, giới đầu tư âm thầm thoát hàng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phố Wall bất ngờ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai đầu tuần (9/8) trước sự lao dốc của cổ phiếu năng lượng.
Áp lực dịch bệnh đè nặng, giới đầu tư âm thầm thoát hàng

Cổ phiếu năng lượng giảm mạnh nhất trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500 trong phiên khởi đầu tuần trong bối cảnh giá dầu thô lao dốc do các ca nhiễm Covid-19 gia tăng trên toàn cầu làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu nhiên liệu, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Hôm 9/8, Trung Quốc báo ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 lây lan trong cộng đồng cao nhất trong vòng 7 tháng qua, trong khi các trường hợp nhiễm mới và nhập viện ở Mỹ ghi nhận mức cao nhất trong vòng 6 tháng.

Mặt khác, nhóm cổ phiếu tài chính khởi sắc trong phiên đêm qua, được thúc đẩy bởi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng trở lại trên mức 1,30% trước báo cáo việc làm mới nhất của Bộ Lao động cho thấy thị trường lao động đang được cải thiện nhanh chóng.

Tuần này, các nhà đầu tư sẽ dồn sự tập trung vào dữ liệu lạm phát được công bố vào cuối tuần để tìm kiếm thêm những tín hiệu về đường đi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sắp tới.

Hôm thứ Hai, chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho biết, Mỹ cần vượt qua khủng hoảng đại dịch hoàn toàn trước khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Trong khi đó, Chủ tịch Fed Richmond Tom Barkin cho biết lạm phát cao trong năm nay đã đáp ứng một trong những tiêu chuẩn của Fed đề ra cho việc xem xét tăng lãi suất.

Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Fed tại Jackson Hole, Wyoming, vào cuối tháng này dự kiến ​​sẽ làm rõ kế hoạch bắt đầu giảm mua trái phiếu của ngân hàng trung ương.

Mùa báo cáo quý II mạnh mẽ giúp chứng khoán Mỹ leo lên mức cao kỷ lục trong hai tuần qua, củng cố niềm tin của thị trường vào sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Tính đến thứ Sáu (6/9), các nhà phân tích dự kiến ​​tăng trưởng lợi nhuận quý II của các công ty thuộc S&P 500là 93,1% cho, theo dữ liệu từ Refinitiv. Trong số 443 công ty thuộc S&P 500 đã công bố báo cáo cho đến nay, 87,4% đã vượt kỳ vọng về lợi nhuận.

Trong khi hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 đóng cửa giảm điểm thì Nasdaq Composite khởi sắc. Trong phiên giao dịch ngoài giờ, Dow Futures, S&P Futures và Nasdaq Futures gần như đi ngang.

Kết thúc phiên 9/8, chỉ số Dow Jones giảm 106,66 điểm (-0,30%), xuống, lên 35.101,85 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,17 điểm (-0,09%), xuống 4.432,35 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 24,42 điểm (+0,16%), lên 14.860,18 điểm.

Chứng khoán châu Âu ảm đạm trong phiên giao dịch đầu tuần trong bối cảnh cổ phiếu các công ty khai thác mỏ giảm do giá kim loại hạ nhiệt sau dữ liệu cho thấy tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ chậm lại trong tháng 7, trong khi nhóm cổ phiếu phòng thủ như tiện ích và chăm sóc sức khỏe nhận lại khởi sắc.

Kết thúc phiên 9/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 9,35 điểm (+0,13%), lên 7.132,30 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 16,04 điểm (-0,10%), xuống 15.745,41 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 3,78 điểm (-0,06%), xuống 6.813,18 điểm.

Tại châu Á, chứng khoán Trung Quốc tăng điểm với sự phục hồi mạnh mẽ của các cổ phiếu bluechip, bù đắp cho sự mất mát của các cổ phiếu công nghệ.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ nhờ sự phục hồi của cổ phiếu ngân hàng và bất động sản, khi các dấu hiệu tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc làm dấy lên hy vọng nới lỏng chính sách mới.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm do các nhà đầu tư đặt cược rằng Fed sẽ tiến gần hơn đến việc rút lại các biện pháp kích thích tiền tệ hiện tại sau khi Mỹ công bố dữ liệu việc làm tháng 7 đầy lạc quan.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, chịu áp lực bởi sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 do biến thể delta gây ra.

Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày lễ của Núi.

Kết thúc phiên 9/8, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 36,41 điểm (+1,05%), lên 3.494,63 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 104,00 điểm (+40%), lên 26.283,40 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 9,44 điểm (-0,30%), xuống 3.260,42 điểm.

Giá vàng đêm qua rơi tự do khi chịu áp lực bán mạnh mẽ trong bối cảnh USD tăng, lợi suất trái phiếu tăng và đồng Bitcoin leo dốc. Giới đầu tư bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch Covid-19. Mỹ và nhiều nước châu Á chứng kiến tình trạng lây nhiễm rất nhanh, nhiều thành phố phong tỏa, đe dọa sự hồi phục của nền kinh tế.

Kết thúc phiên 9/8, giá vàng giao ngay giảm 33,50 USD (-1,90%), xuống 1.729,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10 giảm 36,70 USD (-2,08%), xuống 1.724,40 USD/ounce.

Giá dầu tiếp tục kéo đà giảm trong phiên giao dịch đêm qua, xuống mức thấp nhất trong vòng ba tuần do đồng USD tăng vững chắc, trong khi thị trường lo ngại rằng các biện pháp hạn chế ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, có thể làm chậm sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu trên toàn cầu.

Cảnh báo nghiêm trọng của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã làm tăng thêm tâm trạng ảm đạm sau khi đám cháy ở Hy Lạp san bằng nhà cửa, rừng rậm và các khu vực ở châu Âu hứng chịu lũ lụt gây chết người vào tháng trước.

Kết thúc phiên 9/8, giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,80 USD (-2,6%), xuống 66,48 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,66 USD (-2,4%), xuống 69,04 USD/thùng.

Quỳnh Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục