ACB trên hành trình trở lại vị thế hàng đầu

(ĐTCK) Với chiến lược đẩy mạnh bán lẻ, tối đa hoá lợi thế cạnh tranh, quản lý hiệu quả rủi ro, thúc đẩy tài chính bền vững, hướng tới khách hàng, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đang trên đường trở lại là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. 
Tại Lễ vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc châu Á - Thái Bình Dương (APEA), ACB đã vinh dự nhận 2 giải thưởng quan trọng. Cụ thể, ACB nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” và Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy nhận giải “Doanh nhân xuất sắc”. Để đạt được những giải thưởng này, ACB và cá nhân ông Trần Hùng Huy đã đảm bảo được các các tiêu chí như kết quả hoạt động kinh doanh tích cực, có nhiều hoạt động thể hiện sự nỗ lực trong cải tiến chất lượng dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng, đồng thời thực hiện c Tại Lễ vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc châu Á - Thái Bình Dương (APEA), ACB đã vinh dự nhận 2 giải thưởng quan trọng. Cụ thể, ACB nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” và Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy nhận giải “Doanh nhân xuất sắc”. Để đạt được những giải thưởng này, ACB và cá nhân ông Trần Hùng Huy đã đảm bảo được các các tiêu chí như kết quả hoạt động kinh doanh tích cực, có nhiều hoạt động thể hiện sự nỗ lực trong cải tiến chất lượng dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng, đồng thời thực hiện c

Chất lượng tài sản cải thiện nhờ tích cực xử lý nợ xấu

Với mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2019 được Đại hội đồng cổ đông thông qua ở mức gần 7.300 tỷ đồng, khả năng ACB sẽ sớm hoàn tất, thậm chí vượt kế hoạch, bởi sau 3 quý đầu năm, ACB đã thu về 5.561 tỷ đồng lợi nhuận, tức hoàn thành hơn 76% kế hoạch.

Cụ thể, số liệu tại báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 của ACB cho thấy, thu nhập lãi thuần trong 9 tháng đầu năm đạt 8.782 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Trong đó, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 31%, đạt 1.410 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3 quý đầu năm đạt 5.723 tỷ đồng, tăng 5,3%, thấp hơn mức tăng của tổng thu nhập hoạt động là 14%, đạt 11.287 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí hoạt động tăng 25,6%, lên 5.565 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhờ chi phí dự phòng 9 tháng đầu năm giảm 75,5% so với cùng kỳ năm 2018, xuống 161 tỷ đồng, đã giúp lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 16,4%, đạt 5.561 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 9/2019, tổng tài sản của ACB đạt 358.175 tỷ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm.

Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng hơn 11%, đạt 256.052 tỷ đồng; huy động tiền gửi của khách hàng tăng 10,4%, đạt 298.007 tỷ đồng. ACB cũng đã đẩy mạnh huy động thông qua phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá với tổng giá trị đạt 18.536 tỷ đồng, tăng 123,6%.

Tại thời điểm 30/9/2019, nợ xấu của ACB là 1.704 tỷ đồng, chỉ tăng 29 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng giảm từ 0,73% xuống 0,67% - mức thấp nhất trong ngành.

Trong báo cáo cuối tháng 9/2019, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá, ACB là ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, giúp giảm trích lập dự phòng, đảm bảo quản lý được rủi ro trước những biến động từ thị trường.

Thực tế, việc giảm mạnh chi phí dự phòng là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho mức tăng trưởng lợi nhuận cao của ACB trong 9 tháng. ACB cho biết, Ngân hàng thu về khoảng 600 tỷ đồng lợi nhuận từ xử lý nợ xấu.

Theo JP Morgan, ACB đã thành công trong việc cải thiện chất lượng tài sản, thanh khoản, cũng như những hạn chế về vốn để có được mức lợi nhuận khả quan thời gian qua. JP Morgan nhận định, quá trình tăng trưởng của ACB sẽ còn kéo dài sau khi xử lý hết những tồn đọng từ quá khứ.

ACB là một trong những ngân hàng đầu tiên hoàn tất Basel II (từ tháng 5/2019). Theo ACB, việc áp dụng các tiêu chuẩn Basel II không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, bởi tỷ lệ an toán vốn tối thiểu (CAR) của ACB luôn cao hơn 9%, trong khi yêu cầu của Basel II là 8%.

ACB trên hành trình trở lại vị thế hàng đầu  ảnh 1

ACB không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng.

Thành công từ chiến lược bán lẻ

Chiến lược của ACB trong thời gian tới được HĐQT Ngân hàng cho biết là sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu nhập phi tín dụng.

ACB đặt mục tiêu tăng thu nhập từ 3 mảng hoạt động chính là bancassurance (tăng gấp 3 lần so với năm 2018), thẻ (tăng 40%), thu phí bảo lãnh, thanh toán nước ngoài (tăng 30%).

Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB thông tin, mảng bán lẻ hiện đóng góp khoảng 60% thu nhập và chiếm khoảng 50% tổng lợi nhuận. Để phát triển mảng hoạt động này, ACB đang đẩy mạnh đầu tư cho số hóa - cũng là xu thế tất yếu hiện nay.

Thực tế, ACB đã thực hiện số hóa quy trình hoạt động từ năm 2017 và hiện mảng thanh toán nước ngoài, cũng như quy trình cấp tín dụng đều đã được tự động hóa. Với mảng thanh toán nội địa, ACB tập trung nâng cấp các ứng dụng Mobile Banking.

ACB hiện có công ty cho thuê tài chính trực thuộc và thành viên này đã đóng góp tích cực vào phát triển tín dụng tài chính thời gian qua bằng việc cho thuê phương tiện cá nhân và sắp tới sẽ chuyển đổi sang mô hình công ty tài chính cho vay tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các mảng tín dụng thẻ, tín dụng tiêu dùng tín chấp, cho vay nhỏ lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ được tập trung phát triển.

ACB cho biết, tổng quy mô tín dụng trong mảng tiêu dùng 2 năm qua tăng trên 5.000 tỷ đồng, với biên lợi nhuận khá tốt, đạt 4 - 4,5% so với giá vốn.

Thế mạnh cho vay tiêu dùng có tài sản thế chấp và cho vay các doanh nghiệp của ACB cũng đã được JP Morgan đề cập tới khi cho biết, 2 phân khúc này chiếm tỷ trọng 90% trong tổng giá trị cho vay của Ngân hàng.

Thực tế, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại ACB đã tăng từ 43% lên 53% trong một vài năm gần đây. Đáng chú ý, Ngân hàng đã có sự chuyển dịch khá rõ rệt phân khúc khách hàng bằng việc giảm dần mức tập trung cho vay doanh nghiệp.

Theo báo cáo của JP Morgan, chi phí tín dụng của ACB tăng đột biến trong giai đoạn 2012 - 2017 một phần do quá tập trung vào mảng doanh nghiệp. Do đó, khi mức độ đa dạng danh mục đầu tư cải thiện đã giúp ACB giảm thiểu được rủi ro tín dụng. 

Theo JP Morgan, trong 5 năm tới, những mảng hoạt động nổi bật của ACB sẽ là bán lẻ, bancassurance, thẻ và ngân hàng ưu tiên.

Mức tăng trưởng mục tiêu bao gồm tăng trưởng tài sản 15%, tăng trưởng tiền gửi 15%, tăng trưởng cho vay 13-15%, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 12-20% và tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Mặt khác, JP Morgan cho rằng, sự xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trong mảng bản lẻ cũng như cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là một trong những yếu tố tác động tới biên lợi nhuận (NIM), song chỉ tiêu này của ACB vẫn sẽ tăng, góp phần duy trì đà tăng trưởng tích cực của lợi nhuận.

Với kết quả kinh doanh tích cực, chất lượng tài sản cải thiện rõ nét, JP Morgan cho rằng, cổ phiếu ACB sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong ngắn và trung hạn. Tổ chức này dự phóng, giá cổ phiếu ACB sẽ đạt 40.000 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2020.

Thùy Thanh
Đặc san doanh nghiệp niêm yết

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục