ACB đem vốn giá rẻ tới khách hàng

(ĐTCK) Tính đến hết tháng 6/2019, nhiều nhà băng đã sớm cạn room (hạn mức) tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước phân bổ từ đầu năm, nhưng chỉ một số ngân hàng được nới thêm hạn mức, trong đó có Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sau khi đáp ứng tiêu chuẩn Basel II. Theo đó, ACB đang đẩy mạnh cho vay với lãi suất ưu đãi...
Hướng đến khách hàng cá nhân, doanh nghiệp SME, những ưu đãi theo gói hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao nhất về mặt tài chính cho khách hàng.Hướng đến khách hàng cá nhân, doanh nghiệp SME, những ưu đãi theo gói hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao nhất về mặt tài chính cho khách hàng
Hướng đến khách hàng cá nhân, doanh nghiệp SME, những ưu đãi theo gói hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao nhất về mặt tài chính cho khách hàng.Hướng đến khách hàng cá nhân, doanh nghiệp SME, những ưu đãi theo gói hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao nhất về mặt tài chính cho khách hàng

Ðẩy mạnh cho vay cá nhân, doanh nghiệp SME

Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có nguồn vốn kịp thời để phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh trong những tháng cuối năm 2019, cũng như chuẩn bị cho năm 2020, từ nay đến 31/12/2019, ACB triển khai chương trình “Tiếp cận nhanh, lãi suất thấp” với hạn mức lên đến 5.000 tỷ đồng, lãi suất vay từ 7-7,5%/năm.

Hướng đến khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), những ưu đãi theo gói hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao nhất về mặt tài chính cho khách hàng.

Theo đó, những khách hàng thỏa mãn điều kiện tham gia chương trình vay này sẽ được hưởng lãi suất vay ngắn hạn tối thiểu 7%/năm, cố định đến 6 tháng cùng với ưu đãi (giảm) phí dịch vụ.

Bên cạnh việc ưu đãi lãi suất cho khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh, ACB cũng chú trọng triển khai các gói sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng các dịch vụ ngân hàng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh như gói sản phẩm “Dịch vụ tài chính dành cho khách hàng thương gia” với các ưu đãi: Miễn phí chuyển tiền, miễn phí thường niên năm đầu tiên khi mở thẻ tín dụng…

Vào cuối tháng 7/2019, ACB cũng đã triển khai gói vay hỗ trợ các doanh nghiệp SME với lãi suất 7,5%/năm, hạn mức 3.000 tỷ đồng.

Gói vay này gồm có chương trình ưu đãi cho doanh nghiệp SME và chương trình tín dụng Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

Chương trình ưu đãi doanh nghiệp SME 2019 bao gồm những ưu đãi theo gói và khách hàng thỏa điều kiện tham gia chương trình vay này sẽ được hưởng lãi suất vay ngắn hạn tối thiểu 7,5%/năm cùng với giảm phí dịch vụ.

Với chương trình tín dụng Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, ACB hướng đến các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đang hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề trọng tâm của Thành phố. Mức lãi suất vay ngắn hạn từ 7,5%/năm, trung - dài hạn từ 9%/năm.

Ông Từ Tiến Phát, Phó tổng giám đốc ACB cho biết: “Chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp của Ngân hàng Nhà nước đang triển khai rất hiệu quả. ACB tích cực thực hiện chủ trương này bằng nhiều gói vay ưu đãi, linh hoạt với từng nhóm đối tượng. Chúng tôi mong muốn thực hiện tốt vai trò hỗ trợ, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn vốn, từ đó có thể đẩy mạnh tăng trưởng trong kinh doanh”.

Trước đó, ACB đã triển khai gói tín dụng 15.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất. Ðối tượng vay là các doanh nghiệp SME có nhu cầu về vốn và cán bộ, nhân viên của chính các doanh nghiệp đang giao dịch với ACB có nhu cầu mua nhà để ở.

Cụ thể, ACB dành 10.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay với lãi suất cạnh tranh 6,8%/năm. Mục tiêu mà ACB hướng đến khi triển khai chương trình này là cung cấp nguồn vốn vay ưu đãi để các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất - kinh doanh, góp phần vào việc bình ổn giá cả hàng hóa trên thị trường.

Gói vay 5.000 tỷ đồng được ACB dành cho người lao động tại các doanh nghiệp đang giao dịch với ACB có nhu cầu vay mua nhà theo chương trình “Ngôi nhà đầu tiên”. Ðối tượng khách hàng của chương trình này là những người có thu nhập trung bình, đến nay đã đáp ứng nhu cầu của hơn 27.000 khách hàng.

Tập trung hỗ trợ vốn cho nông nghiệp - nông thôn

Ngoài khách hàng cá nhân và doan nghiệp SME, ACB còn đẩy mạnh cho vay khách hàng khu vực đồng bằng Sông Cửu Long để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh lúa gạo.

ACB là một trong những ngân hàng cam kết “3 không” trong cho vay kinh doanh lúa gạo, đó là “không đặt nặng vấn đề lợi nhuận từ lãi vay, nới rộng tỷ lệ cho vay, không tài sản đảm bảo và không lợi nhuận từ thanh toán, mua bán ngoại tệ”.

Theo lãnh đạo ACB, ngoài xem xét hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo, Ngân hàng sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo với kỳ hạn dài hơn 1 mùa vụ để giảm áp lực trả nợ cho người nông dân, doanh nghiệp, giúp gia tăng cơ hội dự trữ lúa gạo trong các thời điểm giá thị trường xuống thấp.

Trước đây, vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, nhất là cho nông dân vay vốn trồng lúa, chủ yếu do Agribank và các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện.

Tuy nhiên, hiện nay, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã hướng về khu vực Tây Nam bộ để đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp - nông thôn, trong đó, ACB vừa đưa ra sản phẩm cho người nông dân vay vốn trồng lúa, bên cạnh các chương trình tài trợ tạm trữ lúa gạo.

ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong triển khai các chương trình tín dụng cho doanh nghiệp vay để thu mua, tạm trữ lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu. Ðiều này góp phần ổn định giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, hỗ trợ cho nông dân vốn “chân lấm tay bùn” thêm gắn bó với nghề nông.

Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết nông dân trồng lúa đều thiếu vốn để sản xuất. Không ít trường hợp vì thiếu vốn mà người nông dân phải bán ruộng, bán lúa non để trả nợ, trả lãi cao do vay “tín dụng đen”, hoặc thanh toán tiền nợ cho đại lý vật tư nông nghiệp.

Vì vậy, việc ACB hỗ trợ vốn cho nông dân trồng lúa với lãi suất hợp lý, điều kiện vay linh hoạt, phù hợp nhu cầu không chỉ giúp người nông dân có thu nhập ổn định, gắn kết với nghề nông, mà còn góp phần giúp đảm bảo an ninh lương thực của nước nhà.

Với những nông dân tâm huyết với việc trồng lúa, nếu được ngân hàng hỗ trợ vốn kịp thời để mua giống chất lượng tốt, phân bón, máy nông nghiệp… sẽ nâng cao được năng suất, chất lượng lúa gạo và cải thiện cuộc sống.

Việc ACB tập trung vốn tín dụng để hỗ trợ nông nghiệp - nông thôn không chỉ xuất phát từ tuân thủ định hướng, khuyến khích của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, mà còn vì mục tiêu hướng đến cộng đồng, giúp người nông dân thoát nghèo từ nghề nông để cuộc sống được cải thiện hơn, cất được nhà và có điều kiện lo cho con em học hành.

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vốn trồng lúa, ACB còn có chương trình tín dụng phục vụ các nhu cầu chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của bà con nông dân nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với chương trình ưu đãi này, số tiền vay tối đa theo nhu cầu và thu nhập của người nông dân, thời gian vay tối đa 84 tháng, lãi suất cạnh tranh tính trên dư nợ giảm dần, phương thức giải ngân và trả nợ linh hoạt, phù hợp với chu kỳ thu nhập của nhà nông; tài sản bảo đảm là nhà ở, đất nông nghiệp canh tác của khách hàng, hoặc của người thân trong gia đình đồng ký vay/đồng trả nợ...

Thúy Thanh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục