Trong số này, Việt Nam có 5 nhà bán lẻ lọt vào danh sách gồm: Saigon Co.opmart (doanh thu 1,1 tỷ USD), Big C (534 triệu USD), Nguyễn Kim (490 triệu USD), Vàng bạc đá quý Sài Gòn (487 triệu USD) và Thế giới di động (395 triệu USD).
Thông tin từ Saigon Co.op cho biết, hệ thống này đến nay cũng đã có hơn 60 cửa hàng Co.op Food trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và tỉnh lân cận. Năm 2013, Saigon Co.op công bố ra mắt mô hình kinh doanh mới: đại siêu thị.
Cùng với đối tác NTUC FairPrice (một đơn vị hợp tác xã tại Singapore), liên doanh Saigon Co.op và NTUC Fair Price sẽ cùng đầu tư mô hình kinh doanh chuỗi đại siêu thị. Cửa hàng đầu tiên mang tên Co.opXtra Plus vừa bán lẻ, vừa phân phối số lượng lớn tại quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Dự kiến, đến năm 2015, sẽ có 5 đại siêu thị Co.opXtra và Co.opXtra Plus và đến năm 2020, con số này sẽ tăng lên 15 đại siêu thị trong cả nước.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến cuộc chạy đua quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ở trong nước có thể nhắc đến các tên tuổi như: chuỗi bán lẻ Ocean Retail - thuộc Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group); Saigon Co.opmart; hệ thống Fivimart của Công ty cổ phần Nhất Nam...
Với các nhà bán lẻ nước ngoài, Việt Nam là một thị trường tiềm năng với sự hiện diện của nhiều tập đoàn lớn như: Lotte Mart (Hàn Quốc); Takeshimaya, Aeon (Nhật Bản); Berli Jucker (Thái Lan - mua lại hệ thống Metro); Wal-Mart( Mỹ), Carrefour và Auchan (Pháp) cũng đang tìm kiếm cơ hội đặt chân vào thị trường Việt Nam