4/5 người tiêu dùng Việt Nam đã trải qua tác động của biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Khoảng 4/5 người tiêu dùng ở Việt Nam cho rằng, họ đã trải qua những tác động của biến đổi khí hậu (79%) và nhận ra tầm quan trọng của sự bền vững cho môi trường khi đưa ra các quyết định liên quan đến dinh dưỡng (92%).
4/5 người tiêu dùng Việt Nam đã trải qua tác động của biến đổi khí hậu

Đây là kết quả của Herbalife Nutrition về Khảo sát dinh dưỡng bền vững tại Khu vực châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Nutrition Sustainability Survey).

Được thực hiện vào tháng 4/2022, Khảo sát bền vững dinh dưỡng tại Khu vực châu Á Thái Bình Dương đã khảo sát 5.500 người tiêu dùng trong độ tuổi từ 18 - 75 tuổi, tại 11 thị trường châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Úc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Mục đích của cuộc khảo sát là để thấy được quan điểm rõ ràng của người tiêu dùng về dinh dưỡng bền vững, các hành động liên quan đến dinh dưỡng có tính bền vững cho môi trường mà họ định thực hiện, và tầm quan trọng của các nỗ lực phát triển bền vững của các công ty dinh dưỡng.

Đối với những người tham gia khảo sát tại Việt Nam, họ cho rằng tính bền vững đối với môi trường là quan trọng, các mối quan tâm hàng đầu của họ khi mua một sản phẩm dinh dưỡng là “lượng chất thải tạo ra” (69%) và “số lượng / chất liệu bao bì của sản phẩm” (63%).

Ngoài ra, 3/4 (77%) số người được hỏi cho rằng khả năng tái chế của bao bì đóng gói là tiêu chí quan trọng trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến dinh dưỡng.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy, gần 95% người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn dinh dưỡng hỗ trợ hoặc thúc đẩy tính bền vững đối với môi trường, cao nhất Khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Ở các nhóm nhân khẩu học khác nhau, người thuộc thế hệ Z và Millennials - từ 18 - 41 tuổi - (80%) có nhiều khả năng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn dinh dưỡng bền vững, so với người thuộc thế hệ Gen X và Boomers - từ 42 tới 75 tuổi - (76%).

Khi được hỏi về việc họ sẽ sẵn sàng trả thêm bao nhiêu, 68% cho biết khoảng từ 1 - 10%, trong khi 22% sẵn sàng trả thêm từ 11 - 15%.

Theo kết quả khảo sát, gần như toàn bộ (97%) người tiêu dùng tại Việt Nam cho biết, họ có ý định đưa ra nhiều lựa chọn dinh dưỡng mang tính bền vững với môi trường hơn trong 12 tháng tới.

Các hành động chủ yếu mà họ dự định thực hiện bao gồm: Chọn các sản phẩm dinh dưỡng sử dụng ít bao bì hoặc sử dụng bao bì mang tính bền vững đối với môi trường (72%); Lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng được trồng, có nguồn gốc và được sản xuất một cách bền vững (68%); Lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng được sản xuất bởi các doanh nghiệp có cam kết rõ ràng về tính bền vững đối với môi trường (67%); Tiêu thụ nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật thay cho thực phẩm có nguồn gốc động vật (63%)...

N.Lan

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục