Dưới đây là 3 lý do tại sao giá dầu có thể vẫn ở trong trạng thái giằng co lâu hơn nhiều so với kỳ vọng tăng mạnh mà nhiều người chờ đợi.
Nguồn cung dư thừa khác
Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu của Mỹ giảm 10,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 24/7 và sau đó giảm lần lượt 7,4 triệu thùng, 4,5 triệu thùng và 1,6 triệu thùng trong ba tuần tiếp theo. Có một nguy cơ thực sự là xu hướng này có thể sớm thay đổi và hàng tồn kho có thể bắt đầu tăng trở lại.
Lo ngại về việc tăng tồn kho tại Mỹ được bù đắp bởi việc OPEC+ cắt giảm sản lượng. Từ đầu tháng 8, OPEC+ đã cắt giảm 2 triệu thùng/ngày xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày.
Người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa Harry Tchilingurian của BNP Paribas nói với Bloomberg rằng, có những lo ngại rằng sản lượng OPEC+ tăng trở lại có thể diễn ra đồng thời với sự phục hồi không đồng đều về nhu cầu dầu.
Rystad Energy cũng đã cảnh báo rằng nguồn cung dư thừa có thể lại tiếp tục xuất hiện sau khi nới lỏng cắt giảm sản lượng của OPEC+.
“Thị trường dầu mỏ tổng thể sẽ quay trở lại tình trạng dư thừa nguồn cung nhỏ và thâm hụt sẽ không xảy ra nữa cho đến tháng 12/2020”, Rystad Energy dự báo.
Covid-19
Phần lớn các đợt tăng giá của giá dầu và cổ phiếu gần đây phản ánh sự lạc quan rằng kỳ vọng vắc xin Covid-19 sẽ sớm trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, việc phát triển vắc xin thích hợp thường là một quá trình rất dài với tính an toàn thường được ưu tiên hàng đầu.
Không có mốc thời gian rõ ràng về thời điểm một loại vắc xin khả thi và an toàn có thể tung ra thị trường đại chúng, nền kinh tế toàn cầu và thị trường dầu mỏ vẫn đặc biệt dễ bị tổn thương bởi cái gọi là làn sóng thứ hai của Covid-19.
Tháng trước OPEC+ đã bày tỏ lo ngại rằng tốc độ phục hồi của thị trường dầu đã chậm hơn so với dự đoán do rủi ro ngày càng tăng của đợt đại dịch thứ hai kéo dài.
Sự bùng nổ năng lượng tái tạo
Khi các nhà đầu tư nghĩ đến mối liên hệ giữa dầu và năng lượng tái tạo, họ thường xem xét dưới góc độ giá dầu thấp có thể làm chậm sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo.
Nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy giá dầu thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến động lực của năng lượng tái tạo. Ngược lại, nhu cầu về năng lượng tái tạo đã tiếp tục tăng lên trong thời kỳ đại dịch xảy ra vào thời điểm mà nhiên liệu hóa thạch đang phải đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu lớn nhất trong lịch sử.
Làn sóng cắt giảm tài sản khổng lồ đang diễn ra trong lĩnh vực dầu khí là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các nhà điều hành cuối cùng đã thừa nhận rằng "Lower Forever" có thể là tiêu chuẩn mới cho dầu như Giám đốc điều hành Royal Dutch Shell Plc, Ben van Beurden đã dự đoán ba năm trước.