2 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng 12 lần so với cùng kỳ 2016

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến 20/2/2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót 345,5 triệu USD vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư FDI và tăng gần 12 lần so với mức 29,07 triệu USD so với cùng kỳ 2016.
Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh được dự báo sẽ tiếp tục đón nhận một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2017. Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh được dự báo sẽ tiếp tục đón nhận một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2017.

Trong đó, dự án được cấp mới là 11 dự án với số vốn đăng ký tương ứng là 308,95 triệu USD. Có 2 dự án tăng vốn và có 14 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng giá trị gần 59 triệu USD. Tính lũy kế tới tháng 2, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã thu hút 52,4 tỷ USD (chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam).

"Nguồn vốn mới hướng vào bất động sản chỉ là một phần của kế hoạch; những nhà đầu tư bất động sản có kinh nghiệm cũng đang phân bổ nhiều tiền hơn để đầu tư trực tiếp vào tiềm năng của thị trường này".

- ông David Green-Morgan,
Giám đốc Nghiên cứu toàn cầuJLL.

Nhận định về thị trường bất động sản Việt Nam 2017, ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL Việt Nam) cho rằng rằng, đây sẽ tiếp tục là 1 năm tích cực cho thị trường bất động sản Việt Nam. Kinh tế Việt Nam liên tục được cải thiện với các chỉ số kinh tế tích cực và được công nhận là một trong những thị trường triển vọng nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

“Thị trường sẽ tiếp tục ghi nhận các hoạt động tích cực trên hầu hết các phân khúc, tập trung chủ yếu vào phân khúc bình dân/trung cấp của thị trường căn hộ bán, thị trường văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh, thị trường Khách sạn và thị trường khu công nghiệp. Dựa trên nguồn cầu mà chúng tôi nhận được từ cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, chúng tôi tin rằng 2017 sẽ là năm kỷ lục cho hoạt động mua bán & sáp nhập trên thị trường bất động sản Việt Nam ”, ông Stephen Wyatt nói.

Trước đó, báo cáo về tình hình đầu tư bất động sản trên quy mô toàn cầu, JLL Vietnam cho biết, khối lượng đầu tư toàn cầu năm 2016 ghi nhận được 650 tỷ USD, con số này được ước tính sẽ tăng đến 700 tỷ USD trong năm 2017. Nguyên nhân là bởi sự gia tăng của các tổ chức đầu tư trực tiếp vào loại hình bất động sản thương mại với mục tiêu tân dụng những cơ hội đầu tư có mức sinh lợi cao hơn, cũng như những nguồn vốn mới đang được mở rộng trên toàn cầu từ các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan và Malaysia.

"Nguồn vốn mới hướng vào bất động sản chỉ là một phần của kế hoạch; những nhà đầu tư bất động sản có kinh nghiệm cũng đang phân bổ nhiều tiền hơn để đầu tư trực tiếp vào tiềm năng của thị trường này", ông David Green-Morgan, Giám đốc Nghiên cứu toàn cầu tại JLL cho biết. "Khi những nhóm đầu tư này có xu hướng phân bổ nguồn vốn tốt, họ sẽ có thể đầu tư một lượng vốn lớn vào lĩnh vực này tương đối nhanh chóng".

Theo JLL, đến năm 2020 nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên toàn cầu có thể sẽ chiếm hơn 50% trên tất cả các hoạt động nhờ vào sự phát triển của dòng chảy vốn liên vùng.

Một trong những xu hướng nổi bật nhất trong phân khúc bất động sản thương mại là sự nổi lên của Trung Quốc, một thị trường quan trọng trong thị trường bất động sản toàn cầu. Tính đến quý III năm 2016, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nhà đầu tư nước ngoài sở hữu các tài sản bất động sản thương mại lớn nhất thế giới.

Hà Quang
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục