Năm 2013, con số này là 6,3% nhưng riêng trong 6 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư nước ngoài có 25 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký là 604 triệu USD, chiếm 5,3% tổng vốn. Tất nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều nhất vẫn là trong công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 58,2%.
Khẩu vị kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài rất đa dạng: bất động sản công nghiệp, dân dụng, nghỉ dưỡng, du lịch… Với bất động sản công nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài thường tham gia xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các nhà xưởng cho thuê, đặc biệt nhà đầu tư Singapore đã đầu tư vào khu công nghiệp VSIP rất thành công. Với bất động sản dân dụng, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới các dự án bất động sản quy mô lớn, khu đô thị, khu văn phòng cho thuê… và gần đây, xu thế nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến các dự án trung tâm thương mại, bao gồm nhà đầu tư Hàn Quốc, Singapore.
Trong thời gian tới, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản rất tốt, do hành lang chính sách thông thoáng, rõ ràng; đặc biệt là các chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Với những yếu tố cơ bản tốt như vị trí địa lý, thời tiết thuận lợi; danh lam thắng cảnh đẹp, tăng trưởng kinh tế nhanh…, cùng những yếu tố tích cực kể trên, thị trường bất động sản vẫn sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục duy trì vị trí thu hút vốn FDI lớn thứ 2 trong 5 - 10 năm tới.
Một vấn đề nữa tôi muốn đề cập thêm, với quy định pháp luật hiện tại, bao gồm cả Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai…, việc triển khai của dự án bất động sản thời gian tới sẽ nhanh hơn so với trước đây, do các quy định về thu hồi đất, chấm dứt dự án khi chậm triển khai, yêu cầu cam kết tiến độ, giấy đăng ký đầu tư, yêu cầu góp vốn theo thời hạn… đều được cải thiện. Tôi tin rằng thời gian tới, tiến độ triển khai các dự án của nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất tốt.
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com