
Tuy nhiên sự tăng trưởng này không được như nhiều người kỳ vọng sau khi Việt
Thật vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu của năm qua, và có lẽ trong vài năm tới, vẫn chưa có gì thay đổi, chủ yếu vẫn dựa vào các mặt hàng khoáng sản (xuất thô) và hàng công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng thấp.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhiên liệu và khoáng sản trong năm qua đã tăng chậm lại do khối lượng dầu thô xuất khẩu giảm, chỉ còn gần 15 triệu tấn (hai năm trước đó, con số này là 16 và 18 triệu tấn), nhưng các loại khoáng sản khác vẫn tiếp tục được xuất ồ ạt. Điển hình là than đá. Năm 2007, Việt
Bên cạnh than đá, các loại khoáng sản khác cũng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đến 37% trong năm qua nhưng do quy mô còn nhỏ (chỉ hơn 220 triệu USD) nên ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung không nhiều.
Đối với hàng công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp, tuy chiếm gần 42% tổng kim ngạch xuất khẩu (20,3 tỉ USD), nhưng xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa trên những lợi thế sẵn có nên giá trị gia tăng thấp. Cụ thể như mặt hàng dệt may, năm qua Việt Nam thu về 7,78 tỉ USD, tăng 33,4% so với năm trước, nhưng đồng thời nước ta cũng phải chi ra 1 tỉ USD để nhập bông và sợi, hơn 2 tỉ USD để nhập nguyên phụ liệu và gần 4 tỉ USD để nhập vải (chưa trừ lượng vải nhập để tiêu thụ trong nước).
Mặt hàng điện tử và đồ gỗ cũng trong tình trạng tương tự. Để xuất khẩu 2,3 tỉ USD đồ gỗ, các doanh nghiệp đã phải tốn hơn 1 tỉ USD để nhập gỗ nguyên liệu hay để thu về 2,1 tỉ USD từ việc xuất khẩu hàng điện tử, Việt Nam cũng phải bỏ ra gần 1 tỉ USD để mua linh kiện từ nước ngoài.
Đó chính là những bất ổn lâu nay trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, dù rằng trong nhiều cuộc họp tổng kết, bàn kế hoạch của ngành, thực trạng này vẫn được nêu ra như là một trong những vấn đề tồn tại lớn trong xuất khẩu.
Một vấn đề thời sự có liên quan chặt chẽ đến xuất khẩu là chuyện đồng đôla Mỹ rớt giá. Có lẽ, việc đồng USD giảm giá mạnh so với rất nhiều các ngoại tệ khác là một cơ hội mà phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Đến nay, hầu hết các hợp đồng xuất khẩu sang châu Âu, châu Á của các doanh nghiệp Việt
Việc phản ứng chậm của các doanh nghiệp xuất khẩu trước các biến động của thị trường tiền tệ cho thấy khả năng cạnh tranh của họ chưa cao, thiếu sự linh hoạt và có xu hướng dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước. Thật vậy, ngay từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã đề ra mục tiêu đảm bảo sự ổn định của tỷ giá đôla Mỹ với tiền đồng (chỉ để tiền đồng mất giá 1% trong suốt cả năm 2007) nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Và trên thực tế Ngân hàng Nhà nước đã không dám “rời bỏ” mục tiêu này dù tình hình thực tế không như dự tính khi mà dòng vốn đầu tư từ bên ngoài vào Việt
Chính sự “nhất quán” về chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu ỷ lại, chẳng bận tâm gì với việc thanh toán bằng đồng USD, dù sức khỏe đồng tiền này có ra sao đi nữa thì so với tiền đồng nó đã được Nhà nước bảo hiểm. Điều đáng nói hơn nữa là liệu việc giữ giá tiền đồng trong bối cảnh kinh tế như năm 2007 vừa qua có thực sự giúp ích cho xuất khẩu không? Trả lời câu hỏi này có lẽ cần có những nghiên cứu sâu, ở đây chỉ xin nêu một vài số liệu thực tế để bạn đọc hình dung về thực trạng xuất nhập khẩu ở nước ta.
Trong khi đồng tiền của nhiều nền kinh tế ở châu Á là bạn hàng xuất khẩu chính của Việt
Tình hình này cho thấy việc duy trì chính sách giảm giá nhẹ tiền đồng so với đồng USD dường như không mấy tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu trong năm qua. Có lẽ vậy, nên vào cuối tháng 12 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi tín hiệu cho thấy sẽ để tiền đồng lên giá so với đồng USD khi cho phép mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ mức 0,5% lên 0,75%. Ngay sau đó, tỷ giá tiền đồng/USD đã trượt khỏi cột mốc 16.000 đồng, tức tiền đồng tăng giá nhẹ, vào ngày giao dịch đầu tiên của năm 2008 - một tín hiệu không mấy sáng sủa cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Năm 2008: Đặt mục tiêu xuất khẩu 58,6 tỉ USD
Vừa qua, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Kế hoạch phát triển xuất khẩu 2008. Theo đó, hội nghị đề ra kim ngạch xuất khẩu 2008 là 58,6 tỉ USD, tăng 10 tỉ USD so với năm 2007 và đạt tốc độ tăng trưởng 22%. Với nhóm hàng nông lâm thủy sản, kế hoạch xuất khẩu đặt trọng tâm vào việc tăng chất lượng thay vì số lượng.
Riêng với nhóm hàng công nghiệp chế biến, mặt hàng dệt may dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu 9,5 tỉ USD, trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất thay thế cho dầu thô. Mặt hàng giày dép tăng nhẹ và đạt mức 4,5 tỉ USD. Các nhóm hàng được dự đoán tăng cao là điện tử và linh kiện máy tính tăng 59% đạt 3,5 tỉ USD, cơ khí tăng 36% đạt 3 tỉ USD, dây và cáp điện tăng 32% đạt 1,3 tỉ USD.
Nhóm khoáng sản, theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm tới sẽ cắt giảm về số lượng xuất khẩu so với năm 2007. Trong đó, than đá giảm từ 32 triệu tấn xuống 25 triệu tấn, dầu thô từ 15,2 triệu tấn xuống 15 triệu tấn.
Để thực hiện thành công kế hoạch xuất khẩu năm 2008, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các bộ, ngành liên quan và các doanh nghiệp phải coi phát triển xuất khẩu bền vững và cải thiện cán cân thương mại là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2008 và những năm tiếp theo. Các giải pháp cần được thực hiện là tiếp tục hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành hàng.
Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng yêu cầu ngành Công Thương phải có chương trình riêng về giảm nhập siêu và tư vấn xuất khẩu cho từng mặt hàng. Về thị trường, tập trung phát triển thị trường Trung Quốc được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2008.