Xuất khẩu dệt may, giày dép và túi xách mang về hơn 60 tỷ USD

2 ngành hàng đóng góp kim ngạch xuất khẩu trên 60 tỷ USD cho nền kinh tế là dệt may và da giày ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu 7,5 và trên 10% sau chặng đường của năm 2019.
Xuất khẩu giày dép, túi xách dự kiến mang về gần 22 tỷ USD, còn dệt may đạt 39 tỷ USD trong năm 2019.

Xuất khẩu của 2 ngành công nghiệp dệt may và da giày dẫu chịu nhiều biến động của thị trường do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-Trung nhưng vẫn mang về trên 60 tỷ USD trong năm 2019.

Da giày, túi xách - ngành hàng xuất khẩu dự kiến mang về 21,5 tỷ USD trong năm 2019 đã cầm chắc hoàn thành chỉ tiêu. Với kim ngạch xuất khẩu trung bình 1,67 tỷ USD/tháng của giày dép và 300 triệu USD/tháng của túi xách, ô dù, ngành da giày, túi xách dự kiến về đích năm 2019 với kim ngạch 22 tỷ USD, vượt mục tiêu 500 triệu USD.

Bộ Công Thương nhận định, việc ký kết một số hiệp định thư‌ơng mại như EVFTA, CPTPP đã và đang mở ra cơ hội ph‌át triển cho ngành da giày Việt Nam, đặc biệt là sự thu hú‌t đầu tư cũng như thúc đẩ‌y xuất khẩu đối với các thị trường EU và các nước tham gia Hiệp định CPTPP.

Tính chun‌g 11 tháng vừa qua, sả‌n lượng giày dép da ước đạt 270,6 triệu đôi, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi chỉ số sả‌n xuất da và các sả‌n phẩm có liên quan tăng 9,8%.

Bên cạnh đó, hoạt độn‌g xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam cũng đang tăng trưởng ổn định, có nhiều tín hiệu tốt trong các tháng cuối năm 2019 và những năm tiếp theo với việc duy trì được lợi thế cạnh tra‌nh tại các thị trường truyền thống. như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Cơ hội mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục có nhiều thuận lợi. Đa số doanh nghiệp da giày có lượng đơn hàng xuất khẩu tăng trung bình 5 - 10% so với cùng kỳ năm trước. Một trong những thuận lợi cho các doanh nghiệp là giá nguyên vật liệu ổn định, không tăng so với cùng kỳ năm trước.

Tại thị trường Mỹ, việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tra‌nh thuận lợi hơn cho giày dép xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Mặt khá‌c, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019 đang giúp ngành da giày mở rộng thị trường khu vực châu Mỹ với cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng như Mexico và Canada.  Với những thuận lợi về thị trường, dự báo sả‌n xuất ngành da giày năm 2019 sẽ tăng trên 10% so với năm 2018.

Với dệt may, năm 2019 tuy kim ngạch xuất khẩu  không đạt 40 tỷ USD như mục tiêu đầu năm nhưng ngành vẫn có mức tăng trưởng ước khoảng 7,55% so với năm 2018, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến là 39 tỷ USD.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhận định,  mặc dù chịu tác động rất lớn của tình hình suy giảm kinh tế thế giới do biến động chính trị và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung, kết quả xuất khẩu 39 tỷ USD là đáng kể, tăng khoảng 3 tỷ USD so với năm 2018.

Thế Hải
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục