Xe VinFast ra lò: Ô tô thương hiệu Việt sẽ lớn nhanh như Thánh Gióng

Năm 2019, những chiếc ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt VinFast sẽ đến với người tiêu dùng cùng nhiều kỳ vọng lớn.
Thương hiệu VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup được kỳ vọng rất lớn góp phần chấn hưng công nghiệp sản xuất Thương hiệu VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup được kỳ vọng rất lớn góp phần chấn hưng công nghiệp sản xuất

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chào đón sự tham gia của Tập đoàn Vingroup với sự kiện khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast trị giá 3,5 tỷ USD tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng. Đây được coi là cột mốc quan trọng đối với ngành ô tô Việt Nam.

Giấc mơ ô tô Việt và thất bại của Vinaxuki

Cách đây nhiều năm, cái tên Vinaxuki và ông Bùi Ngọc Huyên được truyền thông nhắc tới liên tục với rất nhiều kỳ vọng. Từ một doanh nghiệp chuyên về lắp ráp xe tải nhưng ôm giấc mơ lớn về ô tô “made in Vietnam”, ông Bùi Ngọc Huyên đã bắt tay thực hiện. Nhưng sau không ít lần kêu gọi sự trợ giúp, hỗ trợ, những chiếc xe con của Vinaxuki đã không thể ra đời. Vinaxuki gánh trên vai thua lỗ hàng tỷ đồng và làm dang dở giấc mơ ô tô của người Việt.

Sự thất bại của Vinaxuki đã được tiên đoán và trở thành bài học nhãn tiền. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó có việc Vinaxuki khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, không được ưu đãi về mặt bằng nhà xưởng, không được ưu đãi về thuế… Tuy nhiên, trò chuyện với phóng viên ANTĐ, đại diện một nhà phân phối ô tô khá lớn cho hay, bên cạnh những lý do khách quan nêu trên, Vinaxuki còn thất bại bởi những lý do chủ quan.

“Vinaxuki thất bại do sai lầm về tư duy. Ô tô của Vinaxuki dùng động cơ của Mitsubishi, nhưng là công nghệ Trung Quốc. Họ chuyển sang làm xe con với tư duy đơn giản như xe tải. Xe tải là xe thương mại, nhu cầu sử dụng cần giá rẻ, 2-3 năm không tốt nữa người dùng có thể bán. Nhưng xe con là xe phục vụ nhu cầu cá nhân, khẳng định đẳng cấp, nên giá rẻ không phải là tiêu chí quan trọng nhất. Thêm vào đó, quản trị của Vinaxuki có vấn đề, đó là gia đình trị. Hyundai đã từng rất muốn vào đầu tư cho Vinaxuki, nhưng ban lãnh đạo của Vinaxuki không quyết đáp”, vị này nhìn nhận.

Để chứng minh cho lập luận của mình, vị đại diện doanh nghiệp này dẫn chứng, Daewoo mặc dù là thương hiệu khá nổi tiếng, giá ở phân khúc bình dân nhưng tại Việt Nam, thị phần của hãng này rất thấp. “Xe con là đẳng cấp, là thương hiệu, là tiện nghi chứ không phải chỉ vì giá”, đại diện doanh nghiệp nhấn mạnh.

VinFast đặt kỳ vọng sẽ dẫn đầu Đông Nam Á

Theo kế hoạch, năm 2025, VinFast sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm, sản phẩm chủ lực là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện và xe máy điện thân thiện với môi trường. Giai đoạn 1, nhà máy sẽ xuất xưởng 1 mẫu sedan 5 chỗ; 1 mẫu SUV 7 chỗ và xe máy điện theo tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu châu Âu, công suất dự kiến đạt 100.000 - 200.000 xe/năm.

Sản phẩm VinFast đầu tiên sẽ ra mắt trong vòng 12 tháng tới là xe máy điện và sau 24 tháng là ô tô. Toàn bộ quy trình sản xuất được đặt tại nhà máy VinFast Hải Phòng, quy mô 335ha, gồm 5 phân xưởng chính: Phân xưởng ép; Phân xưởng thân xe; Phân xưởng sơn; Phân xưởng sản xuất động cơ; Phân xưởng lắp ráp.

Trong đó, các cấu phần quan trọng như động cơ và hệ thống kết cấu chính sẽ được mua thiết kế từ những nhà thiết kế hàng đầu châu Âu và Mỹ. Riêng kiểu dáng xe được sáng tạo bởi các studio của Italia. Ô tô của VinFast sẽ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 5.0 và Euro 6.0 đồng thời ưu tiên tối đa sử dụng năng lượng xanh trong quy trình sản xuất tại nhà máy. VinFast là từ viết tắt của cụm từ Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong với ý nghĩa tôn vinh xe thương hiệu Việt.

Để chuẩn bị cho sự ra đời này, tháng 6-2017, Vingroup đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast để triển khai dự án. Công ty VinFast hiện có vốn điều lệ 5.250 tỷ đồng, do Vingroup sở hữu 100% vốn. VinFast cũng đã ký Biên bản ghi nhớ với Credit Suisse AG, theo đó Tập đoàn tài chính này sẽ thu xếp cho VinFast khoản vay lên tới 800 triệu USD. 

Giới chuyên gia đánh giá, với khả năng tài chính mạnh và lộ trình sản xuất rõ ràng, VinFast sẽ ít khả năng vướng phải các khó khăn tài chính như Vinaxuki. Ngoài ra, với vị trí nhà máy đặt tại Hải Phòng, nhà sản xuất sẽ thuận lợi trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện.

Về quản trị, mặc dù sản xuất ô tô là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với Vingroup nhưng tập đoàn kinh tế  tư nhân hàng đầu này có khả năng quản trị tốt, đã từng tham gia vào 6 lĩnh vực cốt lõi là: Bất động sản, Du lịch - vui chơi giải trí; Bán lẻ; Y tế; Giáo dục và Nông nghiệp nên kinh nghiệm “đầy mình”.

Thêm vào đó, với quyết định giảm thuế xuống còn 0% cho linh kiện nhập khẩu cùng với nhiều ưu ái khác về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất… VinFast đang đứng trước “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”. Đây chính là cơ sở để có thể tin rằng VinFast ra đời tạo nên cú hích cho ô tô thương hiệu Việt lớn nhanh như Thánh Gióng!

Thị trường chờ đón

Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đang nổi lên là thị trường tiêu thụ ô tô tiềm năng nhất khi tỷ lệ sở hữu ô tô rất thấp, chỉ đạt 23 xe trên 1.000 dân, trong khi của Indonesia là 55/1.000, Thái Lan là 204/1.000 và tối thiểu là 400/1.000 tại các nước phát triển (riêng tại Mỹ là 790/1.000).

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngày càng được cải thiện, thu nhập đầu người tăng lên, nhu cầu tiêu thụ ô tô của Việt Nam sẽ bùng nổ. Và để thị trường đầy tiềm năng này không rơi vào các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt sau thời điểm thuế nhập khẩu xe ô tô từ ASEAN giảm mạnh, Vingroup quyết tâm xây dựng thương hiệu ô tô của Việt Nam. 

Tập đoàn Vingroup cho biết, sản phẩm của VinFast sẽ có tỷ lệ nội địa hóa đến 60%. Bình luận về mục tiêu này, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, đây là nhiệm vụ khó khăn, bởi lẽ làm công nghiệp ô tô không hề đơn giản, không giống đầu tư vào các lĩnh vực khác, sản xuất ô tô cần công nghệ, quản lý…

Trong khi đó, dưới góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, một vị chuyên gia cho rằng VinFast nên đi theo hướng sản xuất xe điện để đón đầu thị trường. “Thế giới đang hướng tới việc tiêu dùng ô tô điện. Trong khoảng 20 năm nữa, ô tô dùng động cơ đốt trong, dùng xăng sẽ không được sản xuất tiếp. Vậy nên từ bây giờ, những công nghệ mới sản xuất ô tô động cơ đốt trong sẽ ít khả năng ra đời, đồng nghĩa với việc công nghệ nhập từ châu Âu của VinFast ít khả năng là công nghệ tiên tiến nhất. Sản phẩm của VinFast vì thế có thể chưa mang tính tiên phong, đột phá, trong khi ô tô là sản phẩm khẳng định đẳng cấp của người chơi. Tại sao xe của Hàn Quốc có rất nhiều tiện ích, nội thất hiện đại nhưng phạm vi tiêu dùng trên thế giới không bằng xe của châu Âu, châu Mỹ như: Mercedes, BMW… Xe Luxgen của Đài Loan (Trung Quốc) công nghệ châu Âu, rất chất lượng, rất tiện ích nhưng thị phần vẫn nhỏ?”, vị này băn khoăn.

Liên quan tới vấn đề giá bán, vị chuyên gia đặt câu hỏi, nếu xe của VinFast sử dụng công nghệ châu Âu hiện đại nhất ở thời điểm này thì giá bán tại thị trường Việt Nam sẽ ở phân khúc nào: bình dân, cận cao cấp hay cao cấp khi thị trường ô tô đã chia ra làm các phân khúc rõ ràng.

“Tôi cho rằng, xe điện là lợi thế của VinFast. Họ nên bắt đầu bằng việc sản xuất xe máy điện, rồi tiến tới là xe ô tô điện. Và với khả năng tài chính, quản trị mạnh như Vingroup, Chính phủ nên hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng, ví dụ như việc xây dựng các trạm tiếp điện trên các tuyến đường. Thái Lan đã làm việc này và chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của họ”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Bà Dương thị Mai Hoa (Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup):

“Nguồn vốn cho Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast sẽ đi từ 2 nguồn: Nguồn thứ nhất từ chính đóng góp của chủ sở hữu, phần thứ hai chúng tôi sẽ tìm kiếm từ các tổ chức tín dụng. Đến nay chúng tôi đã ký được thỏa thuận về mặt nguyên tắc với Ngân hàng đầu tư quốc tế Credit Suisse với gói tín dụng ban đầu là 800 triệu USD và có thể tăng lên tùy theo sự phát triển của VinFast. Ngoài ra, với uy tín thương hiệu của Vingroup, chúng tôi sẽ có cơ hội tiếp xúc với các tổ chức tín dụng quốc tế và Việt Nam khi nhu cầu vốn có thể tăng lên.

Để có thể đảm bảo mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa 60%, phải tập trung xây dựng năng lực của các nhà cung cấp. Với các nhà sản xuất, chế tạo linh kiện trong nước, chúng tôi triển khai một số bước. Quan trọng nhất là phải cam kết với đối tác về đầu ra số lượng đủ lớn để họ có thể mạnh dạn đầu tư vào công nghệ và nhân lực trong việc sản xuất những linh kiện ô tô trong nước. Bên cạnh đó, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, kể cả v


baodautu.vn/anninhthudo

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục