Vùng hỗ trợ chưa an toàn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Áp lực từ thị trường thế giới khiến VN-Index lùi về vùng hỗ trợ. Trong đó, bộ ba “bình thông nhau” ngân hàng - chứng khoán - bất động sản liên tục tác động giảm điểm đến thị trường.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu áp lực tâm lý từ sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán thế giới. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu áp lực tâm lý từ sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán thế giới.

Bối cảnh thế giới: Áp lực lãi suất USD

Ngày 13/9, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu CPI tháng 8 tăng 8,3% so với cùng kỳ, trong đó CPI lõi (loại trừ thực phẩm và năng lượng) tăng 6,3%. Cả hai chỉ số này đều cao hơn 0,2% so với dự báo.

Nhìn vào số liệu CPI, lạm phát đã bắt đầu chuyển dịch sang nhóm mặt hàng phi năng lượng như giá vé máy bay tháng 8 tăng 33,4% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 27,7% của tháng 7. Đáng lưu ý, giá thực phẩm tăng 11,4%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1979; tiền thuê nhà tăng 6,3%, nhanh nhất kể từ năm 1986. Trong khi đó, thu nhập thực tế của người dân giảm 3,4% so với cùng kỳ và là tháng thứ 17 liên tiếp suy giảm.

Với số liệu CPI tháng 8 cùng phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tại Hội nghị Jackson Hole trước đó, Fed có thể sẽ tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp ngày 20 - 21/9 tới nhằm kiềm chế lạm phát, dù phải đánh đổi cả tăng trưởng kinh tế.

Việc lãi suất USD liên tiếp tăng khiến đồng tiền này mạnh lên, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển có khả năng sẽ bán ròng và tìm tới các nước phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, trong đó có Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước gặp khó khăn hơn trong điều hành tỷ giá.

VN-Index lùi sát ngưỡng hỗ trợ 1.230 điểm

Ngoài tác động tiêu cực từ sự dịch chuyển dòng vốn và áp lực tỷ giá, một yếu tố không thể không kể tới là áp lực tâm lý từ sự điều chỉnh của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới.

Áp lực tâm lý được thể hiện rõ trong phiên cuối tuần qua, chỉ số VN-Index đóng cửa với mẫu hình Bearish Marubozu tại 1.234,03 điểm, giảm 0,93% so với phiên liền trước và thanh khoản tăng đáng kể. Mẫu hình nến có dấu hiệu “rút chân ngắn” xuất hiện chỉ khi phiên ATC kết thúc, tác động này đến từ hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF, tổng thể cả phiên chịu áp lực bán chủ động.

Bóc tách kỹ hơn, thị trường chung đang xuất hiện tâm lý đầu tư ngắn hạn và không ổn định, đặc biệt khi dòng tiền bán liên tục phá vỡ vị thế mua trước đó, thể hiện xu hướng giao dịch không rõ ràng. Bộ ba “bình thông nhau” ngân hàng - chứng khoán - bất động sản liên tục tác động giảm điểm đến thị trường, sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố nới hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cho 15 ngân hàng ở mức thấp, không như kỳ vọng của nhà đầu tư (trước đó, kỳ vọng nới room tín dụng đã góp phần giúp VN-Index tạo đỉnh ngắn hạn tại 1.290 điểm).

Diễn biến chỉ số VN-Index.

Diễn biến chỉ số VN-Index.

Về kỹ thuật, điểm số xác nhận mức 1.230 điểm là ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, DSC lưu ý, việc đặt vị thế mua tại ngưỡng hỗ trợ trên cần cân nhắc về mặt tỷ trọng. DSC nhận định, VN-Index đang được giao dịch trong biên kháng cự xu hướng tại ngưỡng trung bình MA20 (1.270 điểm) và hỗ trợ tại 1.230 điểm, nhưng vận động đang yếu dần.

Điểm nhấn ngành: Đầu tư công tích lũy, chờ đợi đột biến

Ngày 15/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết 124/NQ-CP về giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022, với mục tiêu giải ngân đạt 95 - 100% kế hoạch.

Một yếu tố khác có thể thúc đẩy giải ngân đầu tư công là giá nguyên vật liệu có chiều hướng giảm, do các thị trường tiêu thụ lớn đang chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt. Đơn cử, giá thép hiện có mức giảm 14% so với đầu năm 2022 và giảm khoảng 25% so với vùng đỉnh tháng 4.

Trên thị trường chứng khoán, sự vận động giá của các cổ phiếu kỳ vọng hưởng lợi từ xu hướng đầu tư công cho thấy, nhóm này đang tích lũy, chờ đợi sự đột phá. Cụ thể, chỉ số ngành xây dựng và hạ tầng có trạng thái đi ngang kéo dài kể từ đầu tháng 4 tới nay, với dải Bollinger Bands thu hẹp, bất chấp những rung lắc gần đây của VN-Index, thể hiện niềm tin của bên nắm giữ cổ phiếu, sẵn sàng chờ đợi nhịp vượt cản của chỉ số ngành qua mốc cản EMA200 ngày tại 60 điểm. Một số cổ phiếu đáng quan tâm là FCN, VCG, DPG.

Bài viết được cung cấp bởi CTCP Chứng khoán DSC

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,209.52 4.55 0.38% 154,884 tỷ
HNX 226.82 -0.75 -0.33% 1,394 tỷ
UPCOM 88.66 0.33 0.37% 435 tỷ