Vốn ngân sách cho giao thông gấp 377 lần chi cho khoa học và công nghệ

Theo báo cáo về tình hình chi ngân sách Nhà nước phân theo Bộ ngành và địa phương trong quý I/2017, ngành Giao thông Vận tải (GTVT) đang được cung ứng số vốn ngân sách lớn nhất chiếm 50%; so với lĩnh vực Khoa học và Công nghệ (KH&CN), vốn cho giao thông gấp hơn 377 lần.
Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ đang thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực khác Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ đang thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực khác

Cụ thể, trong quý I/2017, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng vốn ngân sách nhà nước cấp cho các cơ quan trung ương là 9.700 tỷ đồng, thì Bộ GTVT đã chiếm hơn 4.900 tỷ đồng, bằng 50% tổng vốn.

Các lĩnh vực thuộc Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đứng vị trí thứ 2 và 3 với trung bình khoảng 600 tỷ đồng.

Đứng cuối danh sách các ngành nhận đầu tư vốn ít ỏi nhất trong 3 tháng qua là Khoa học và Công nghệ với chỉ 13 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng chỉ được cấp hơn 4,33 tỷ đồng. Như vậy, vốn cho lĩnh vực giao thông đang gấp hơn 377 lần so với lĩnh vực KH&CN.

Đáng nói, số vốn ngân sách cấp cho lĩnh vực khoa học và công nghệ không chỉ ít hơn nhiều so với các ngành và lĩnh vực khác mà trong quý I/2017, số vốn này đã giảm mạnh hơn 59% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi đó lĩnh vực giao thông, y tế có mức tăng từ 15% - 20%.

Thực tế, số vốn ngân sách Nhà nước thấp vào ngành KH&CN dấy lên lo ngại về đầu tư thấp đối với ngành này, trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, nhiều nước đã chi cho đầu tư lĩnh vực KH&CN/GDP khá lớn, để tạo giá trị gia tăng cao.

Trong 63 địa phương, có 5 tỉnh hiện được cấp số vốn lớn nhất là Hà Nội hơn 5.600 tỷ đồng (chiếm 15,6%), TP.HCM là 2.600 tỷ đồng (chiếm hơn 7,3%), Nghệ An hơn 1.300 tỷ đồng, Vĩnh Phúc hơn 1.200 tỷ đồng và Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 1.000 tỷ đồng.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hiện Trung Quốc và Ấn Độ đang nổi lên là hai cường quốc mới về vật liệu mới, sản phẩm công nghệ mới ở châu Á, số vốn đầu tư cho lĩnh vực khoa học và công nghệ của Trung Quốc năm 2016 đã vượt qua Mỹ.

Bên cạnh đó, hiện các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia cũng đang chi rất mạnh tay cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) để tạo ra sản phẩm mới, tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ.

Theo các chuyên gia kinh tế từ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), việc tăng vốn ngân sách cho cơ sở hạ tầng hiện đã có nhiều chính sách xã hội hóa diện PPP (như BOT, BTO, BT...), vốn đầu tư Nhà nước cần giảm bớt để tránh gánh nặng ngân sách, nhất là thời gian tới đây khi nhiều dự án xây dựng mới hạ tầng giao thông trên cả nước được mở ra nhưng "kén" nhà đầu tư tư nhân trong nước.

Điều này khiến vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước vẫn rất lớn, đặc biệt ở các dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường bộ cao tốc Bắc - Nam...

Ngoài việc phân bổ vốn chênh lệch lớn giữa các lĩnh vực, vốn ngân sách hiện phân cấp cho các địa phương cũng có sự chênh lệch lớn.

Trong tổng số hơn 45.500 tỷ đồng tổng nguồn vốn ngân sách quý I/2017, vốn cấp cho các địa phương đạt hơn 35.700 tỷ đồng (chiếm hơn 78%).

Trong 63 địa phương, có 5 tỉnh hiện được cấp số vốn lớn nhất là Hà Nội hơn 5.600 tỷ đồng (chiếm 15,6%), TP.HCM là 2.600 tỷ đồng (chiếm hơn 7,3%), Nghệ An hơn 1.300 tỷ đồng, Vĩnh Phúc hơn 1.200 tỷ đồng và Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 1.000 tỷ đồng.

Cũng trong quý I, ngân sách Nhà nước đã bội chi (chi nhiều hơn thu) hơn 12.400 tỷ đồng, tính bình quân mỗi tháng ngân sách bội chi 4,33 tỷ đồng.

Dù con số đã giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm 2016 nhưng số bội chi của các địa phương vẫn chưa giảm nhiều bởi một số tỉnh vẫn giữ tỷ lệ chi thường xuyên cho bộ máy hành chính/tổng chi ngân sách khá lớn và chậm cải tổ.

Theo Dân Trí

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục