Yuan Fang, một nhà quản lý dự án cho biết, cô đã buộc phải cắt giảm chi phí sinh hoạt cũng như tăng thời gian làm thêm để đối phó với mức tăng 20% giá thuê phòng trọ tại Bắc Kinh. Công chức Neo Zhu, người đã mua một căn hộ ở phía đông Quảng Châu từ 10 năm nay thì lại chia sẻ rằng anh thấy vật giá của hầu hết các mặt hàng tiêu dùng từ gas cho đến thực phẩm vẫn ổn định.
Yuan tiết lộ cô đang đổi hết tiền tiết kiệm thành vàng để tránh trượt giá. Zhu thì lại khá tự tin rằng tiền của anh sẽ không bị ảnh hưởng gì khi được gửi trong một quỹ đầu tư.
Những nhận định trái chiều này đã phần nào phản ánh bức tranh lạm phát lệch lạc tại Trung Quốc. Tại đất nước này, chi phí sinh hoạt tại khu vực nông thôn và những thành phố nhỏ vẫn giữ được mức ổn định; nhưng lại bùng nổ tại các thành phố lớn. Đặc biệt khi tính đến chi phí nhà ở.
Số liệu chính thức vào thứ 3 vừa qua cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 12/2016 tại Trung Quốc tăng 2,1% so với năm trước đó, trong khi giá hàng hóa xuất xưởng đã tăng 5,5%.
Với người mới tốt nghiệp đại học ở Hồng Kông hay Thượng Hải, phí thuê nhà có thể chiếm tới 50% tổng số chi phi sinh hoạt cá nhân
Mức tăng giá nhà đất tại các đô thị như Bắc Kinh hay Thượng Hải giúp ta dễ dàng hình dung được tại sao Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) phải áp dụng các biện pháp thắt chặt trong khi nền kinh tế đang trên đà giảm tốc và chỉ số lạm phát toàn phần vẫn đang ở dưới mức trần của chính phủ.
Ding Shuang – nhà phân tích kinh tế tại Standard Chartered Plc ở Hồng Kông nhận định: “Với người mới tốt nghiệp đại học ở Hồng Kông hay Thượng Hải, phí thuê nhà có thể chiếm tới 50% tổng số chi phi sinh hoạt cá nhân của họ”.
Giá nhà tăng cao đột biến (đường màu tím) đã tạo áp lực lên các loại chi phí khác
Cô và bạn cùng phòng đã phải trả 4.500 nhân dân têh mỗi tháng cho một căn hộ 3 phòng ngủ tại vùng ngoại ô Bắc Kinh. Thế nhưng đến tháng 10/2016, con số này đã tăng lên 5.500 nhân dân tệ.
Nỗi no lắng của Yuan đã không được thể hiện trên số liệu báo cáo. Chỉ trong tháng 12, giá nhà đất trên toàn Trung Quốc đã tăng 2,9%. Theo Oversea-Chinese Banking Corp tại Singapore, chi phí ở chiếm 20% tổng CPI, bao gồm giá thuê nhà trọ và các chi phí quản lý khác nhưng không tính đến chi phí mua trọn căn hộ hay nhà ở. Chi phí ăn uống chiếm 30% trong tổng chi tiêu. Phần còn lại bao gồm các chi phí liên lạc, di chuyển và dịch vụ khác.
Wang Qian, chuyên gia phân tích kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương tại Vanguard Investment Hong Kong Ltd đánh giá: “Lạm phát tại Trung Quốc chưa bao giờ được phản ánh chính xác. Điều này đã dấy lên không ít chỉ trích. Tất nhiên, bất cứ ai cũng muốn một khoản bồi thường lạm phát, họ kỳ vọng thị trường tín dụng sẽ định giá lại phần bù rủi ro thị trường để bù đắp cho mức lạm phát cao hơn”.
Theo nhiều chuyên gia quốc tế, lạm phát ở Trung Quốc chưa bao giờ được phản ánh chính xác
Trong khi đó các rất nhiều thành phố nhỏ đang tìm cách kích cầu cho hàng triệu ngôi nhà chưa bán được. Tỉnh Cam Túc, một vùng thuộc diện đói nghèo tại Trung Quốc chịu mức tăng tiêu dùng 1,2% trong tháng 11/2016; trong khi con số này ở Thượng Hải lên tới 3,7%.