Voi con suýt chết đuối khi đi qua sông nếu không có sự ứng phó cực kỳ kịp thời của voi mẹ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đoạn clip được tác giả bình luận: "Không một ai trên đời có thể bảo vệ con tốt hơn một con voi mẹ châu Phi".

Voi là loài động vật trên cạn lớn nhất thế giới. Hiện tại, họ nhà voi còn 3 giống loài còn sinh sống đó là voi châu Á, voi rừng và voi đồng cỏ châu Phi.

Đứng đầu bảng về kích cỡ là loài voi đồng cỏ châu Phi với kích thước trung bình khi trưởng thành có thể cao trên 4 m và nặng gần 8 tấn.

Không chỉ có kích cỡ lớn, voi đồng cỏ châu Phi cũng là loài có tai to nhất. Điều đó giúp cho voi có thể nghe được âm thanh từ khoảng cách rất xa. Cả con đực và con cái đều có ngà và có thể dài tới 3 m, nặng khoảng 15 - 20 kg, thường được sử dụng để đào bới, tìm kiếm thức ăn hoặc để tấn công.

Voi đồng cỏ châu Phi là loài động vật sống theo bầy đàn. Một đàn voi bao gồm đầu đàn là con voi cái già nhất và các con voi cái và con của chúng. Voi đực thông thường sẽ rời đi khi được 10 - 15 tuổi. Chúng gia nhập các nhóm voi đực hoặc sống độc lập. Voi đực sau khi rời đàn vẫn giữ liên lạc với đàn gốc của chúng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, voi là loài động vật sống rất tình cảm. Trí tuệ của voi còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa các cá thể trong đàn với nhau. Voi là loài sống rất tình cảm, chúng thường xuyên thể hiện tình yêu thương với đồng loại bằng cách chào hỏi thông qua việc cuốn vòi vào nhau.

Mới đây, một đoạn clip được nhân viên kiểm lâm tại Ấn Độ Parween Kaswan có nội dung về tình phụ mẫu của đàn voi đã khiến con tim nhiều người phải lay động.

Clip nguồn: NDTV.

Parween cho biết, đoạn clip được anh quay tại vùng rừng núi Nagrakata thuộc bang Tây Bengal. Từ đầu, chúng ta có thể thấy một đàn voi với số lượng khá lớn đang cùng nhau băng qua một con sông nước chảy rất xiết. Gia đình voi, nhân vật chính trong câu chuyện là những con vật đi chậm nhất đàn. Đó là lý do chúng ta có thể quan sát tình huống một cách rõ ràng nhất.

Chú voi con đi cùng mẹ, do cơ thể còn chưa phát triển đầy đủ hoặc nói theo cách khác là còn quá nhỏ nên khi bước vào vùng nước sâu, nước chảy mạnh đã không thể theo kịp tốc độ của voi trưởng thành. Bởi vậy, nó đã bị mẹ bỏ lại phía sau và bắt đầu bị đuối nước. Cảm nhận thấy điều bất thường, voi mẹ đã không một phút chần chừ quay người lại để kịp thời dùng chiếc vòi to khỏe của mình cứu voi con. Nhờ những nỗ lực của voi mẹ mà sau đó gia đình nhỏ đã có thể băng qua bờ sông để gia nhập với đàn voi lớn đang đợi ở đầu bìa rừng bên kia.

Anh Quý

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục