Vinatex phổ biến nội dung Hiệp định TPP về dệt may

Sáng nay, 18/11/2015, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Hội nghị phổ biến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) về dệt may tới toàn thể các doanh nghiệp thành viên.

Các doanh nghiệp thành viên Vinatex tìm hiểu các nội dung liên quan đến dệt may trong Hiệp định TPP. Các doanh nghiệp thành viên Vinatex tìm hiểu các nội dung liên quan đến dệt may trong Hiệp định TPP.

TPP sẽ mang lại cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội rất lớn về mở rộng xuất khẩu, tận dụng ưu đãi thuế quan, đặc biệt là ở thị trường Mỹ.

Việc tổ chức Hội nghị phổ biến các nội dung TPP liên quan đến dệt may nhằm chuẩn bị tốt cho giai đoạn phát triển mới của Tập đoàn để tận dụng tối đa lợi thế của dệt may Việt Nam khi TPP được ký kết và có hiệu lực.

Ông Lê Tiến Trường,  Tổng giám đốc Vinatex cho rằng, nội dung TPP đã được công bố nhưng do ngôn ngữ bằng tiếng Anh và còn nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn để DN được biết, nên Vinatex sẽ tiếp tục tổ chức nhiều buổi phổ biến nội dung Hiệp định cũng như giải đáp những thắc mắc xung quanh nội dung Hiệp định cho các DN thuộc Tập đoàn ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Quy tắc chủ đạo của TPP là xuất xứ từ sợi trở đi, tuy nhiên ngành dệt may lại mạnh ở khâu may, nên rất cần chú ý đến những ngoại lệ trong quy tắc này, áp dụng với loại nguyên liệu rơi vào trường hợp nguồn cung thiếu hụt, để vẫn có thể sử dụng nguyên liệu ngoài các nước TPP mà vẫn được hưởng lợi thuế quan.

Ngoài việc phổ biến nội dung TPP, Vinatex còn mời các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng sẽ phân tích kỹ lưỡng giải pháp áp dụng cho DN dệt may để có thể linh hoạt trong lựa chọn mặt hàng, đơn hàng sản xuất, thu được lợi ích cao nhất từ Hiệp định.

Cục phó Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, bà Đỗ Thị Thu Hương nhấn mạnh  2 vấn đề quan trọng tại Hội nghị phổ biến nội dung TPP với các DN Vinatex, đó là Quy tắc xuất xứ và Lộ trình xóa bỏ thuế quan.

Theo đó, các DN dệt may muốn có được lợi ích tốt nhất từ Hiệp định cần xác định rõ khả năng của mình hiện tại cũng như trong tương lai để đáp ứng quy tắc về xuất xứ. Quy tắc chủ đạo của TPP là xuất xứ từ sợi trở đi, tuy nhiên ngành dệt may lại mạnh ở khâu may, nên rất cần chú ý đến những ngoại lệ trong quy tắc này, áp dụng với loại nguyên liệu rơi vào trường hợp nguồn cung thiếu hụt, để vẫn có thể sử dụng nguyên liệu ngoài các nước TPP mà vẫn được hưởng lợi thuế quan.

Bà Hương cũng lưu ý các DN cũng nên chú ý đến lộ trình giảm thuế của TPP để vận dụng phù hợp và đầu tư chuyển đổi hoạt động cho sự phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Đặc biệt, quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi là vô cùng khó khăn cho các DN ngành dệt may vốn quen với việc nhập khẩu vải Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo ông Trường, yếu kém này sẽ tạo thành động lực lớn để DN vào phát triển ngành dọc của dệt may, tạo chuỗi sản xuất từ kéo sợi – dệt – nhuộm hoàn tất – may để sau thời gian 5 năm được sử dụng vải mua từ các nước ngoài TPP, tỷ trọng cung cấp vải trong nước sẽ được cải thiện.

Xác định đầu tư sản xuất vải là trọng tâm phát triển, Vinatex đang triển khai nhiềudự án nguyên liệu lớn. Năm 2015, tổng mức chi cho đầu tư mở rộng năng lực sản xuất năm 2015 khoảng 9.000 tỷ đồng,  80% nguồn vốn vào các dự án sản xuất vải dệt kim và dệt thoi tại nhiều Khu công nghiệp từ Bắc vào miền Trung.

Thế Hải
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục