Việt Nam vẫn có lợi với 'một TTP không có Mỹ'

Trả lời chất vấn, Thủ tướng cho rằng tham gia TPP 11 vẫn có lợi bởi ngoài Mỹ, 10 thị trường còn lại cũng rất lớn và Việt Nam cần hội nhập.
Thủ tướng cho rằng Việt Nam vẫn có lợi với CPTPP khi không có Mỹ. Thủ tướng cho rằng Việt Nam vẫn có lợi với CPTPP khi không có Mỹ.

Câu hỏi về "một TPP không có Mỹ"  được Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), người đang là Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) chất vấn Thủ tướng chiều 18/11.

Trả lời đại biểu Vũ Tiến Lộc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Bộ Chính trị vẫn đồng ý để Chính phủ thảo luận với Bộ trưởng thương mại các nước về TPP11 trước thềm APEC, bất chấp việc Mỹ không tham gia.

Ông thừa nhận Mỹ là một nền kinh tế lớn, tuy nhiên, ngoài Mỹ, các nước còn lại trong TPP11 như Nhật, Canada, Mexico... cũng là những thị trường lớn mà Việt Nam cần tham gia hội nhập.

"Xu hướng hội nhập, tự do thương mại là không thể đảo ngược. Không có Mỹ ta vẫn có lợi. Việt Nam quyết tâm cùng thành viên TPP tiếp tục nỗ lực CP TPP trên cơ sở cân bằng lợi ích, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết", Thủ tướng khẳng định.

Cũng với tinh thần này, tại APEC, khi các nguyên thủ quốc gia chưa tuyên bố được nhưng ở cấp Bộ trưởng đã ra được tuyên bố chung để tiến tới đàm phán, ký kết trong tương lai. "Hãy nhớ rằng Việt Nam và Mỹ đã có Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA). Kể cả khi chính quyền của ông Donald Trump chưa tham gia TPP 12 thì ta vẫn tiếp tục thực hiện TIFA trên cơ sở hai bên cùng có lợi", ông Nguyễn Xuân Phúc nói.

Trong dịp APEC vừa qua, 11 nước tham gia TPP (không có Mỹ) đã đạt thỏa thuận với tên gọi mới của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đồng thời các nước cũng ra tuyên bố chung khẳng định thống nhất những vấn đề cốt lõi của hiệp định này theo hướng giữ nguyên nội dung của TPP. Tuy nhiên, thoả thuận cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số nghĩa vụ để bảo đảm cân bằng trong bối cảnh mới.

Trong dịp APEC vừa qua, 11 nước tham gia TPP (không có Mỹ) đã đạt thỏa thuận với tên gọi mới của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đồng thời các nước cũng ra tuyên bố chung khẳng định thống nhất những vấn đề cốt lõi của hiệp định này theo hướng giữ nguyên nội dung của TPP. Tuy nhiên, thoả thuận cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số nghĩa vụ để bảo đảm cân bằng trong bối cảnh mới.


Theo Vnexpress

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục