Tuy nhiên, với chi phí đi vay ngày càng tăng, đặc biệt là đối với các thị trường mới nổi, việc nợ sụt giảm được thúc đẩy hoàn toàn bởi các quốc gia giàu có hơn với tổng nợ giảm khoảng 6.000 tỷ USD xuống còn 200.000 tỷ USD.
Ngược lại, số nợ của các quốc gia đang phát triển đã đạt mức cao kỷ lục mới là 98.000 tỷ USD, trong đó các quốc gia bao gồm Nga, Singapore, Ấn Độ, Mexico và Việt Nam chứng kiến sự gia tăng lớn nhất trên đầu người.
Trong khi đó, hoạt động kinh tế mạnh hơn và lạm phát cao hơn - cả hai đều là yếu tố làm giảm mức nợ - khiến tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu giảm hơn 12% xuống còn 338% GDP, đánh dấu mức giảm năm thứ hai liên tiếp.
Tuy nhiên, sự cải thiện này vẫn được thúc đẩy bởi các thị trường phát triển với mức giảm tổng thể 20% xuống còn 390%. Trong khi đó tỷ lệ nợ của các thị trường mới nổi đã tăng 2% lên 250% GDP, chủ yếu do Trung Quốc và Singapore.
Khi phân tích sâu hơn vào các con số, IIF ước tính rằng tỷ lệ nợ trên GDP của nền kinh tế thị trường mới nổi đã tăng lên gần 65% GDP vào năm 2022 từ mức chỉ dưới 64%.
Theo IIF, gánh nặng nợ công của nhiều quốc gia đang phát triển đã trở nên tồi tệ hơn do đồng nội tệ mất giá mạnh so với đồng đô la trong năm 2022. Điều đó đã đẩy nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế đối với khoản nợ bằng đồng nội tệ của các quốc gia đang phát triển xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, và “không có dấu hiệu phục hồi sắp xảy ra".