Theo bà, vì sao dịch vụ ngân hàng đã phát triển từ lâu nhưng phải đến 5 năm trở lại đây, thị trường thẻ tín dụng mới bắt đầu sôi động?
Giai đoạn trước, các ngân hàng Việt tập trung hoàn thiện sản phẩm cơ bản. Chỉ một số ngân hàng ngoại tiềm lực mạnh và có kinh nghiệm tham gia khai thác mảng thẻ. Năm 2012 mới có khoảng 6% số người có tài khoản tại ngân hàng, số người dùng thẻ chỉ chiếm hơn 1% dân số.
Từ năm 2015, mảng ngân hàng bán lẻ mới bắt đầu tăng trưởng đáng kể, việc tập trung vào hoạt động này trở thành chiến lược với nhiều ngân hàng. Với VIB, thẻ tín dụng trở thành một mảng sản phẩm dịch vụ quan trọng được ưu tiên đầu tư.
Quyết định đẩy mạnh mảng thẻ được Ngân hàng triển khai từ khi nào?
Bà Trần Thu Hương, Giám đốc Chiến lược kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ VIB.
VIB thuộc nhóm ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thẻ tín dụng cao nhất thị trường 3 năm gần đây (2016 - 2018), lần lượt tăng 28%, 83%, 48%, dự kiến sẽ tăng 110% năm 2019 và 100% năm 2020.
Với trung bình hơn 1 triệu giao dịch bằng thẻ/tháng tại VIB, các hoạt động thanh toán qua thẻ và thẻ tín dụng là cầu nối quan trọng giữa người tiêu dùng với Ngân hàng. Những nỗ lực của VIB đã mang lại giá trị vượt trội cho chi tiêu thẻ nên khách hàng hưởng ứng và yêu thích.
Tỷ lệ thẻ hoạt động cao gần gấp hai lần so với bình quân thị trường, tốc độ thẻ tín dụng mở mới năm 2018 tăng 75%, tổng chi tiêu thẻ tăng 300%, chi tiêu thẻ bình quân tăng 200%. Tháng 12/2018, khách hàng chi tiêu bằng thẻ tín dụng VIB đạt mức kỷ lục trên 1.500 tỷ đồng/tháng, đưa VIB dẫn đầu về chỉ tiêu bình quân thẻ trong các ngân hàng nội.
Chúng tôi tiếp tục đặt mục tiêu dẫn đầu thị trường năm 2019, trở thành ngân hàng nội khuấy động trở lại thị trường thẻ, khẳng định vai trò dẫn đầu xu thế thẻ tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy xã hội không dùng tiền mặt.
Cơ sở nào để đánh giá thẻ tín dụng sẽ tiếp tục là “con gà đẻ trứng vàng” cho ngành ngân hàng những năm tới?
Ở đâu có sự lao động và đầu tư nghiêm túc, ở đó sẽ có “gà đẻ trứng vàng”. Việt Nam hiện có hơn 70 triệu người trưởng thành, tốc độ tăng trưởng thu nhập và chi tiêu hàng đầu khu vực với thói quen thanh toán thay đổi tích cực. Ðó là những chỉ báo cho thấy thị trường thẻ tín dụng của Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển.
Vì sao Ngân hàng chọn công nghệ thẻ Smart Card?
Giải pháp công nghệ thẻ Smart Card đã được ấp ủ từ mong muốn mang đến cho người dùng Việt những giải pháp công nghệ thẻ tiên tiến trên thế giới mà Việt Nam chưa áp dụng. Ðây là bước ngoặt về trải nghiệm của khách hàng, theo xu hướng “one stop shop” cho mọi giao dịch trên MyVIB.
Smart Card gồm bộ ba công nghệ: Thẻ điện tử - Virtual Card cho phép người dùng nhận thông tin thẻ ngay khi ngân hàng phê duyệt, có thể giao dịch ngay mà không cần chờ nhận thẻ vật lý qua bưu điện từ 3 - 5 ngày. Giải pháp Green PIN cho phép khách hàng nhận số PIN và đổi PIN trong 10 giây thao tác với ứng dụng MyVIB. Hai giải pháp trên đã giúp VIB lập kỷ lục tại Việt Nam khi giúp khách hàng giao dịch ngay chỉ trong vài giờ khi Ngân hàng phê duyệt thẻ. Cuối cùng là Contactless - thanh toán không tiếp xúc với tính năng đặc biệt hơn khi người dùng có thể bật, mở tính năng này bất cứ lúc nào cần.
Bà nhận định thế nào về mức độ thâm nhập thị trường của những công nghệ mới nói trên?
Chúng tôi đã thử nghiệm giải pháp Smart Card ba tháng trước khi ra mắt, phản ứng của khách hàng vượt ngoài sự mong đợi với hàng trăm nghìn giao dịch thực hiện kể cả khi chưa truyền thông rộng rãi. Trong một thời gian ngắn nữa, thị trường sẽ tiếp tục đón nhận thêm những sản phẩm với tính năng độc đáo mới từ VIB.
Vẫn còn nhiều việc cần làm để thanh toán không tiền mặt trở nên phổ biến, nhưng tỷ lệ thanh toán thẻ đã tăng rất nhanh trong thời gian qua. Vì vậy, phát triển công nghệ thẻ dù cần nhiều nguồn lực về tài chính và con người vẫn là việc nên làm. VIB tin rằng, sự đầu tư nghiêm túc và bài bản để đưa ra những tiện ích mới với lợi ích vượt trội chính là tài sản bền vững nhất.