Vì sao Núi Pháo lại được coi là một “hình mẫu” để các đối tác quốc tế nghiên cứu và học hỏi?

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM 2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Đoàn đặc trách về khai khoáng của APEC (MTF- Mining Task Force) đã có chuyến thăm Núi Pháo sau khi kết thúc phiên đối thoại công - tư về chính sách khai khoáng APEC 2017.     

Phát triển bền vững trong thực hành khai thác mỏ trên cơ sở gắn kết phát triển của doanh nghiệp với lợi ích của cộng đồng được coi là chủ đề chính tại Hội nghị Các Bộ trưởng phụ trách vấn đề khai thác khoáng sản trong khuôn khổ Hội nghị APEC lần thứ 3 tổ chức tại Perth tháng 2/2007.

Hội nghị cũng đã nhấn mạnh nhu cầu cùng hợp tác để đảm bảo nguyên liệu khai thác, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ và sử dụng một cách có trách nhiệm.

Trên cơ sở tiếp nối các chủ đề trên, trong chương trình nghị sự của Hội nghị giữa các Bộ trưởng phụ trách ngành khai khoáng của các nước APEC nằm trong khuôn khổ của Hội nghị APEC sẽ diễn ra vào tháng 5/2017 tại Việt Nam quan tâm tới 3 vấn đề: Vấn đề công nghệ trong khai thác trong mối liên quan trực tiếp đến vấn đề sức khỏe, môi trường và hiệu quả năng lượng; Vấn đề gắn kết cộng động trên cơ sở chia sẻ lợi ích với nhiều cấp độ: địa phương, quốc gia và khu vực; Và cuối cùng là Hội nghị muốn tiếp cận những mô hình tiêu biểu về khai thác khoáng sản bền vững để chia sẻ kinh nghiệm trong khu vực.

Với nội dung nghị sự trên, mỏ Núi Pháo do Công ty cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources- MSR) làm chủ đầu tư, được đề xuất là điểm đến của các thành viên của Hội nghị như một minh chứng về thực hành khai thác mỏ bền vững tại Việt Nam. Vì sao Núi Pháo lại được coi là một “hình mẫu” để các đối tác quốc tế nghiên cứu và học hỏi?

Một là, MSR sở hữu nguồn nhân lực, tài chính và công nghệ để vận hành thành công một chu trình công nghệ khai thác, chế biến Vonfram dòng sơ, trung và cao cấp giá trị gia tăng hiếm có tại Việt Nam. Hai là, với qui mô và nguồn lực của một mỏ Vonfram lớn nhất thế giới, Núi Pháo đã cam kết và thực thi những đóng góp cụ thể vào tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó cộng đồng địa phương là những đối tượng hưởng lợi trực tiếp và tiếp đó là cộng đồng cấp khu vực và quốc gia.

Sau vòng kiểm tra an ninh nghiêm ngặt và hướng dẫn, trang bị an toàn kỹ càng, Đoàn công tác bắt đầu chuyến thực tế tới các khu vực chính của Dự án: Moong khai thác lộ thiên; Khu bãi thải; Nhà máy chế biến và chế biến sâu, Khu chứa quặng đuôi và thăm vùng đệm, các khu tái định cư, các dự án hỗ trợ cộng đồng…

Dưới đây là các hình ảnh phóng viên ghi nhận tại cuộc thăm mỏ Núi Pháo của đoàn Đại biểu APEC 2017:

 Các thành viên đoàn APEC bên moong khai thác chính của mỏ Núi Pháo.
Năm 2016, mỏ Núi Pháo khai thác được gần 13.000 tấn Vonfram quy đổi (hàm lượng), tăng 26% so vói năm 2015. 
Mỏ đa kim Núi Pháo được coi là mỏ phức hợp nhất thế giới với 4-5 dòng sản phẩm trên một thân quặng duy nhất. Đây chính là thử thách đối với chủ đầu tư cũng như các chuyên gia trong ngành khai thác khoáng sản, đòi hỏi đầu tư lớn vào công nghệ và tài chính. Đây là điều mà một doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đã dám làm khi bỏ ra 500 triệu USD đầu tư vào mỏ NP khi khu vực này vẫn là một dải đất trống.      
Trong 3 năm chính thức đi vào hoạt động, với nhiều nỗ lực trong áp dụng và cải tiến công nghệ, mỏ Núi Pháo đã sản xuất được 4 dòng sản phẩm với tỷ lệ thu hồi cao trong ngành (65%) và kỳ vọng sẽ đạt kỷ lục top tỷ lệ thu hồi cao nhất trong ngành chế biến khoáng sản (75%) tại Viêt Nam và trên thế giới vào cuối năm 2017. 
 Trong khi nhiều mỏ đa kim tại Việt Nam chỉ có thể đầu tư dây chuyền khai thác chế biến cho 1-2 loại khoáng sản chính thì mỏ Núi Pháo đã  tập trung sản xuất vào tất cả 4 dòng sản phẩm. Từ gốc quặng thô đa kim, qua quá trình tuyển, chế biến và tinh chế, NPM đã làm giàu và nâng cao hàm lượng gấp hàng chục lần (từ grade 2 lên grade 18 ), khẳng định sản phẩm của Núi Pháo không phải chỉ là nguyên liệu khoáng sản mà là vật liệu thiết yếu phục vụ cho các ngành công nghiệp hiện đại.
Sản phẩm Vonfram sau khi được chế biến. 
 Nhờ vận hành chương trình Bảo trì tập trung vào độ tin cậy (ECM), Núi Pháo đã không ngừng cải thiện hiệu quả chi phí, độ tin cậy, thời gian chạy máy và giảm thiểu rủi ro. Nếu như thời gian chạy máy theo thiết kế và tiêu chuẩn công nghiệp đối với một nhà máy chế biến phức tạp là 90%, thì ở mỏ Núi Pháo  đã có thể đạt được thời gian chạy máy tới 96% trong năm 2016 (năm 2014 là 90%), đồng thời tăng lượng cấp liệu tại máy nghiền từ 3,1 triệu tấn năm 2014 lên 3,6 triệu tấn năm 2016. Do vậy, thời gian chạy máy đã tăng thêm 7% cũng như hiệu quả sử dụng tài sản tăng thêm 16% - giúp cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh chung của Công ty.
 Thăm nhà máy chế biến hiện đại của Núi Pháo.
Đập chứa đuôi quặng (OTC) là minh chứng cho đầu tư bền vững của mỏ Núi Pháo. Công trình này đã được đầu tư thiết kế và xây dựng để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu, như các tiêu chuẩn của Hiệp hội Đập Canada (CDA), Ủy ban quốc tế về Đập lớn (ICOLD), Uỷ ban Quốc gia Úc về Đập lớn (ANCOLD), Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Mỹ (ASTM) và Ngân hàng Thế giới. Nó có thể chịu được mức động đất 7.2 độ richter với tần suất  475/ lần/năm và có khả năng đối phó với tình trạng lũ lụt, với lượng mưa liên tục 100 ngày mà không cần giải phóng nước. 
Từ năm 2104-2016, Núi Pháo đã chi hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng, vận  hành, xử lý đuôi quặng tại đập thải OTC. 
Một trong những giá trị gia tăng trong sản phẩm của MSR chính là sự tham gia của chuối cung ứng địa phương do chính Công ty thành lập, đào tạo chuyên môn và an toàn, hỗ trợ vận hành và tiêu thụ sản phẩm ngay từ khi Công ty chính thức đi vào sản xuất thương mại.Trong ảnh là doanh nghiệp sản xuất bao bì và túi lọc Ánh Dương được MSR hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực và bao tiêu sản phẩm. Đến năm 2016, doanh nghiệp này đã có doanh thu 43 tỷ đồng, tạp việc làm cho 70 lao động. 
 Tính đến thời điểm này, với 6 doanh nghiệp và tổ hợp địa phương được thành lập, tạo việc làm ổn định cho 118 lao động bị ảnh hưởng, trong đó có nhiều người thuộc nhóm nghèo, dễ bị tổn thương, ít có cơ hội tiếp cận việc làm tại các nơi khác. Cho tới thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp địa phươngđã phát triển mạnh, mở rộng sản xuất và thị trường; có doanh nghiệp 2 năm liền đạt danh hiệu doanh nghiệp xuất sắc của huyện Đại Từ. 
Cơ sở trồng nấm này được MSR hỗ trợ mặt bằng, kỹ thuật
Đoàn công tác tỏ ra rất thú vị với mô hình phát triển cộng đồng bền vững. Trong đó, họ rất thích thú với việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ phát triển nông nghiệp và yêu cầu các doanh nghiệp này sử dụng lao động là cư dân vùng dự án. 
MSR đã tuyển dụng những chuyên gia xuất sắc nhất trong ngành khai khoáng từ 14 quốc gia trên thế giới, đội ngũ các chuyên gia có trung bình 15 năm kinh nghiệm từ các mỏ lớn nổi tiếng trên thế giới như Barrick Gold, Riotiato, BHP Billiton, Sepon… đến làm việc tại Việt Nam với mục đích để hỗ trợ MSR nhanh chóng bắt nhịp với công nghệ khai thác tiên tiến nhất, đồng thời để hỗ trợ MSR trong chuyển giao công nghệ và trao đổi kinh nghiệm, để góp phần hình thành một thế hệ các nhà khai khoáng Việt Nam có khả năng tham gia vận hành bất cứ dây truyền công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản tiên tiến nào trên thế giới. 
Đoàn công tác APEC 2017 đã có nhiều ý kiến đánh giá rất cao về công nghệ sản xuất hiện đại, quy trình quản lý mỏ, thực thi chính sách phát triển bền vững cho cộng đồng và sự tuân thủ nghiêm ngặt trong bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng...của mỏ Núi Pháo.   

Hữu Tuấn
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục