Cổ tức được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 44,937%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 4.493,7 đồng. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 30/11/2022.
Như vậy, với khối lượng chứng khoán đang lưu hành là 1.328,8 triệu cổ phiếu, VEAM sẽ phải chi tương ứng hơn 5.971 tỷ đồng để chia cổ tức. Trong đó, Bộ Công thương sở hữu 88,47% vốn tại VEA sẽ nhận về khoảng 5.282,5 tỷ đồng từ việc VEAM chia cổ tức.
VEAM là một trong những doanh nghiệp nổi tiếng trên sàn về mức chia cổ tức cao, với tỷ lệ duy trì trên 50% bằng tiền mặt trong 2 năm trước đó, cụ thể năm 2020 là 54,527%; năm 2019 là 52,529%.
Tính đến cuối năm 2021, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp còn xấp xỉ 10.184,7 tỷ đồng. Ngoài ra, VEA còn 28,13 tỷ đồng từ quỹ đầu tư phát triển.
Mới đây, HĐQT Công ty đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, về chỉ tiêu hợp nhất, giá trị sản lượng và doanh thu sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 8-10%/năm. Lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 5-8%/năm. Năm cơ sở để tính tốc độ tăng trưởng là năm 2022.
Kế hoạch hợp nhất (tỷ đồng) |
Tại công ty mẹ, VEAM đặt mục tiêu tổng doanh thu và lãi sau thuế tăng trưởng bình quân lần lượt 6-7%/năm và 5-8%/năm. Theo đó, tính giai đoạn 2021-2025, tổng giá trị sản xuất công nghiệp sẽ đạt 3.619 tỷ đồng, tổng doanh thu 33.563 tỷ đồng, và lãi sau thuế 27.142 tỷ đồng.
Kế hoạch công ty mẹ (tỷ đồng) |
Về hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 đã soát xét, nửa đầu năm nay, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 2.252,27 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 3.222,26 tỷ đồng, tăng trưởng 2,12%.
Trên thị trường, tạm chốt phiên giao dịch sáng 19/10, cổ phiếu VEA tăng 2,76% lên 44.700 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh gần 0,17 triệu đơn vị.