Các phòng vé "ảo" cũng hoạt động mạnh mẽ hơn trên mạng xã hội trong dịp Tết và khẳng định còn vé dù trên hệ thống website của Đường sắt Việt Nam đã hết từ lâu, hoặc đã bị giữ chỗ.
Tuy nhiên, việc mua bán thông qua bên thứ ba tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Giá vé mua vào trên hệ thống chỉ 1,696 triệu đồng, nhưng giá rao bán trên mạng cao hơn gấp đôi.
Theo một nhân viên tư vấn của ngành Đường sắt Việt Nam, kể cả trong trường hợp vé hợp lệ (kiểm tra trên website của Đường sắt Việt Nam), người mua không thể sử dụng do quy định thông tin hành khách đi tàu không được sửa đổi và vé đã mua không được chuyển lại cho người khác.
Tại các phòng vé, người mua cũng nên đến trực tiếp để xem và dùng các thông tin cá nhân của chính mình để đặt vé để tránh mất tiền về sau.
Cũng theo người này, có một cách để chuyển nhượng vé nhưng rất "hên xui", đó là sau khi vé trả về hệ thống, người được chuyển nhượng phải "canh" khi hệ thống thông báo có chỗ trống và tiến hành đặt lại một cách nhanh nhất.
Một số dịch vụ chào mời mua vé trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rủi ro bởi rất có thể một người ở nơi khác nhanh tay hơn đặt trước.
Mới đây, website của Đường sắt Việt Nam và Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn đã cảnh báo tình trạng vé giả, vé mua qua các đối tượng trung gian "cò mồi, chợ đen", vé đã bị cạo sửa thông tin... và khuyến cáo không nên trao đổi qua kênh này bởi chúng không có giá trị lên tàu.