Quyết định của Hungary đã được xác nhận bởi người phát ngôn của Tổng thống Viktor Orban, ông nói rằng nếu nước này đồng ý về một thỏa thuận vận chuyển với Moscow, nước này sẽ trở thành nước EU đầu tiên nhận được vắc xin.
“Quyết định này rất quan trọng vì điều này chứng minh rằng tính an toàn và hiệu quả trên 90% của vắc xin được các đối tác của chúng tôi tại Hungary đánh giá cao”, Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) cho biết trong một tuyên bố.
Cơ quan quản lý dược phẩm của EU vẫn chưa chấp thuận vắc xin của Nga. RDIF đã đệ trình vắc xin Sputnik để đăng ký cấp phép sử dụng ở EU và dự kiến xem xét vào tháng 2.
Sự chấp thuận từ UAE được đưa ra trong bối cảnh số ca bệnh tăng kỷ lục, quốc gia nổi bật trên thế giới về việc chào đón khách du lịch và mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào cuối mùa hè năm ngoái.
Sputnik V sẽ là loại vắc xin thứ ba được triển khai tại UAE sau vắc xin Sinopharm của Trung Quốc và vắc xin Pfizer-BioNTech do Mỹ và Đức phát triển đã được cung cấp cho công chúng vào tháng 12.
UAE đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng nhanh thứ hai trên thế giới sau Israel nếu tính theo đầu người và dự định sẽ có một nửa số cư dân của UAE được tiêm chủng vào cuối tháng 3.
“Quyết định này được đưa ra như một phần trong nỗ lực tổng hợp và toàn diện của UAE nhằm đảm bảo gia tăng mức độ phòng ngừa”, Bộ Y tế UAE cho biết về sự chấp thuận vắc xin Sputnik trong một tuyên bố hôm thứ Năm (21/1).
“Kết quả nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của vắc xin trong việc kích hoạt phản ứng kháng thể mạnh mẽ chống lại virus, tính an toàn khi sử dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả quốc tế”, Bộ Y tế UAE cho biết.
Các phê duyệt vắc xin đã được đưa ra mặc dù dữ liệu nghiên cứu chi tiết chưa được công bố về kết quả thử nghiệm trên người giai đoạn 3. Thủ đô Abu Dhabi của UAE đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 cho Sputnik V vào đầu tháng 1 này nhưng chưa công bố dữ liệu về chúng. RDIF nói rằng 1.000 tình nguyện viên ở UAE đã nhận được liều vắc xin đầu tiên.
Viện nghiên cứu Gamaleya cho biết hiệu quả 91% sau hai liều vắc xin đã được sử dụng trên khắp nước Nga trong nhiều tháng. Các nhà khoa học đã bày tỏ lo ngại về điều mà nhiều người đã mô tả là một đợt triển khai gấp rút vắc xin khi bật đèn xanh cho việc sử dụng hàng loạt ở Nga trước khi các thử nghiệm giai đoạn 3 hoàn thành.