Tổng thống Mỹ và các thành viên chủ chốt của chính phủ không hề mập mờ trong việc thể hiện cách nghĩ của mình về thương mại. Đối với họ, đây là cuộc chơi chỉ có một người thắng cuộc duy nhất, đó là lợi nhuận của những nhà xuất khẩu và lợi ích của người lao động được xếp lên trên người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu.
Do đó, các thỏa thuận thương mại đa phương như TPP nhanh chóng bị loại bỏ, trong khi các thỏa thuận song phương mà nhờ đó tạo đòn bẩy cho nền kinh tế Mỹ được đưa ra.
Trung Quốc và Mexico, cả 2 quốc gia bị “đe dọa” sẽ phải đối mặt với hàng rào thuế quan và các rào cản thương mại khác, chỉ là 2 “nạn nhân” dễ thấy nhất trong chính sách thương mại mới của Mỹ.
Thực tế, tất cả các quốc gia đều sẽ chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng của chính sách điều chỉnh mậu biên (boder adjustment) - đánh thuế trên hàng nhập nội và giảm thuế trên hàng xuất khẩu tại Mỹ.
Trung Quốc và Mexico, cả 2 quốc gia bị “đe dọa” sẽ phải đối mặt với hàng rào thuế quan và các rào cản thương mại khác, chỉ là 2 “nạn nhân” dễ thấy nhất trong chính sách thương mại mới của Mỹ.
Nhiều thị trường có thể đang đánh giá thấp những tác động từ chính sách thuế này. Với họ, đây là một biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế nội địa, tuy nhiên, bên cạnh việc chính sách kinh tế này có thể làm giảm thâm hụt thương mại thường niên hiện khoảng 750 tỷ USD của Mỹ, các thị trường tài chính cần phải chuẩn bị cho 3 diễn biến sau.
Thứ nhất, ở dạng đơn giản nhất, thâm hụt thương mại thu hẹp lại đồng nghĩa với việc nước Mỹ ít có nhu cầu ngoại tệ hơn để thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu. Điều này sẽ hỗ trợ cho giai đoạn đồng USD tăng giá hơn nữa trên thị trường tiền tệ.
Thứ hai, nếu như hiện tại, nước Mỹ đang tạo thanh khoản đồng USD cho toàn cầu thông qua các giao dịch thương mại, thì việc thâm hụt thương mại nhỏ đi sẽ khiến thanh khoản tại các thị trường tài chính, hoạt động đầu tư và thị trường hàng hóa khó khăn hơn.
Điều này tiếp tục đẩy mạnh giá trị của đồng USD, kéo dài đà tăng kể từ năm 2014 khi nước Mỹ ít phụ thuộc hơn vào nhập khẩu năng lượng nhờ dầu đá phiến và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã và đang thắt chặt tiền tệ hơn nữa.
Thực tế, đồng USD là ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất của thế giới và Mỹ thường xuyên thiết hụt cán cân vãng lai vì là quốc gia nhập siêu. Các nước bán hàng cho Mỹ thu về USD sẽ dùng đồng tiền này làm cơ sở ký thác, từ đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế của mình.
Nếu Hoa Kỳ không muốn tiếp tục nhập siêu như trước, bằng cách đánh thuế trên hàng nhập khẩu, trợ cấp dưới dạng thuế cho các mặt hàng xuất khẩu, thì nhiều quốc gia sẽ thu về ít USD hơn, khiến đồng bạc xanh trở nên khan hiếm, tạo khó khăn cho hệ thống tín dụng dựa vào USD.
Thứ ba, việc thâm hụt thương mại thu hẹp sẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa tại thị trường nội địa, gia tăng nhu cầu sử dụng lao động. Trong bối cảnh này, Fed có thể thắt chặt tiền tệ mạnh và nhanh hơn nữa. Khi đó, Fed sẽ có nhiều dư địa hơn để sử dụng các biện pháp nới lỏng tài chính và sử dụng các chính sách dẫn tới nhu cầu nội địa gia tăng, qua đó đẩy nhanh lạm phát.
Kết hợp các yếu tố trên với nhau, chúng ta có thể kỳ vọng một chu kỳ tăng mới của đồng USD, có thể lên tới 10 - 15%. Xu hướng này, sẽ tiếp diễn trong 1 - 2 năm tới, có thể tạo tác động tiêu cực tới giá cả hàng hóa và các thị trường mới nổi.
Những mối nguy cơ này đặc biệt lớn đối với các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Các quốc gia như Chile, Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia với các món nợ lớn bằng USD cũng chịu nguy hiểm.
Tuy nhiên, ngay cả nước Mỹ cũng không thể tự cô lập mình trong thời gian dài. Việc thay đổi các nguồn thu nhập trong tài khoản quốc gia đồng nghĩa rằng, nếu thâm hụt thương mại của Mỹ giảm quá mạnh và sự mất cân bằng tài chính của chính phủ mở rộng hơn, các công ty và hộ gia đình sẽ tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư ít đi. Đây là môi trường rất khó khăn cho phát triển các thị trường tài chính.