Tỷ phú 86 tuổi người Hồng Kông (Trung Quốc) này đề nghị tái cơ cấu 2 công ty ông đang nắm giữ là Cheung Kong Holdings Ldt và Hutchison Whampoa Ltd theo hướng chuyên nghiệp hơn.
Một công ty sẽ tập trung chính vào mảng đầu tư bất động sản, công ty còn tập trung vào các mảng như viễn thông, hạ tầng, năng lượng và bán lẻ với các trung tâm thương mại trải rộng trên hơn 50 quốc gia.
“Cơ cấu mới sẽ cho phép Li hoạt động linh hoạt hơn để đầu từ vào các doanh nghiệp mới bên ngoài khu vực truyền thống của Hutchison và Cheung”, ông Canning Fok, Giám đốc điều hành của Hutchison cho biết.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng các doanh nghiệp mới và xây dựng trên nền tảng những gì chúng tôi đã làm. Khi chúng tôi phát triển các doanh nghiệp mới của mình, mỗi người trong nhóm điều hành của các công ty sẽ trở nên minh bạch hơn, rõ ràng hơn và các nhà đầu tư sẽ có thể đánh giá những lãnh đạo mà họ nhìn thấy và nhận xét được một cách toàn diện nhất”.
Cũng theo Fok, việc tái cấu trúc tập đoàn bắt đầu được tính đến vào mùa Hè năm ngoái, khi Cheung Kong xem xét mua lại 45 chiếc máy bay của đơn vị dịch vụ hàng không Hồng Kông với giá 1,89 tỷ USD để thành lập một công ty dịch vụ cho thuê máy bay để thám hiểm lãnh thổ.
“Khi chúng tôi nhìn thấy một cơ hội làm ăn lớn, cần phải có nguồn vốn minh bạch và đáp ứng nhanh nhất có thể, và ý tưởng tách ra thành hai tập đoàn riêng rẽ với những mục tiêu cụ thể đã được hình thành từ đây”, Fok nói.
Thông tin này đã giúp cổ phiếu của Cheung Kong đang niêm yết trên TTCK Hồng Kông tăng đến 20% ngay trong đầu phiên giao dịch ngày đầu tuần mới (12/1) và Hutchison tăng được 18%, trước khi đóng cửa tăng lần lượt là 15% và 13%.
Li, người được giới truyền thông Hồng Kông đặt biệt danh là “siêu nhân”, bởi tài năng đầu tư của mình đã xây dựng lên “đế chế” của mình tư 2 bàn tay trắng. Từ một người nhập cư nghèo khổ và làm nghề bán hoa nhựa trong những năm 50 của thế kỷ trước, ông đã mua và xây dựng lên đế chế của riêng mình với rất nhiều công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bất động sản, cảng biển, cho đến bán lẻ, năng lượng, viễn thông và cơ sở hạ tầng.
Nhận xét về kế hoạch tái cơ cấu các mảng kinh doanh của Li, Alfred Lau, Giám đốc Bocom International Holdings đánh giá, bằng cách này, các công ty có thể hoạt động riêng lẻ tốt hơn, cũng như có thể sử dụng nguồn lực đối tương đối mạnh của Cheung Kong để tạo điều kiện cho các thương vụ M&A dưới sự bảo trợ của Hutchison.
Theo số liệu của Bloomberg, vào tháng 6 năm ngoái, Cheung Kong sở hữu khoản tiền mặt ước tính 4,27 tỷ USD, trong khi nợ ròng ở mức 670 triệu USD. Trong khi đó, Hutchison nắm giữ 13,1 tỷ USD tiền mặt và khoản nợ ròng ở mức 17,3 tỷ USD.
Theo kế hoạch của “Dự án Kim Cương”, Cheung Kong sẽ tung ra khoảng 24 tỷ USD để mua lại Hutchison. Tất cả mảng không phải là bất động sản của tập đoàn, bao gồm cả cổ phận trong cơ sở hạ tầng của Cheung Kong Holdings Ldt và công ty cho thuê máy bay mới mua gần đây sẽ được xếp vào CK Hutchison. Công ty này sau đó sẽ tách ra và được niêm yết riêng biệt trên sàn chứng khoán Hồng Kông. Trong khi đó, Cheung Kong sẽ tập trung chính vào mảng bất động sản.
“Điều này sẽ mở ra một chương mới cho Tập đoàn”, David Ng, nhà phân tích của Macquarie Group Ltd tại Hồng Kông cho biết. “Một công ty rõ ràng và minh bạch sẽ tạo điều kiện mua lại cơ sở hạ tầng ở nước ngoài và các giao dịch khác dễ dàng hơn. Nó cũng sẽ là chất xúc tác để cổ phiếu trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư”.
Trong khi đó, Frank Sixt, Giám đốc Tài chính của Hutchison cũng cho biết: “Việc tổ chức lại sẽ giúp loại bỏ những sự cố rắc rối trong các thương vụ M&A bất động sản. Không ít lần cả Cheung Kong và Hutchison đều tham gia đấu thầu mua lại một dự án tại Trung Quốc đại lục”.