Tỷ giá có thể giảm dần trong nửa cuối năm

0:00 / 0:00
0:00
Ông Pyon Young Hwan, Giám đốc phụ trách Mảng giao dịch ngoại hối và phái sinh, Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho rằng, tỷ giá nửa đầu năm còn áp lực, song sẽ giảm dần về cuối năm.
Ông Pyon Young Hwan, Giám đốc phụ trách Mảng giao dịch ngoại hối và phái sinh, Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho rằng, tỷ giá nửa đầu năm còn áp lực, song sẽ giảm dần về cuối năm. Ông Pyon Young Hwan, Giám đốc phụ trách Mảng giao dịch ngoại hối và phái sinh, Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho rằng, tỷ giá nửa đầu năm còn áp lực, song sẽ giảm dần về cuối năm.

Thưa ông, xu hướng tỷ giá trong năm 2024 sẽ thế nào khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được cho là chưa sớm hạ lãi suất USD và lãi suất tiết kiệm VND duy trì mức thấp?

Tỷ giá nửa đầu năm 2024 vẫn ở mức cao do bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tiêu cực bên ngoài như nhân dân tệ suy yếu trước những lo ngại về kinh tế Trung Quốc và các yếu tố nội lực như nhu cầu trong nước trì trệ và tăng trưởng tín dụng thấp. Dự kiến, tỷ giá giảm dần sau khi ngân hàng trung ương ở các quốc gia lớn bắt đầu cắt giảm lãi suất và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên.

Tuy nhiên, tốc độ giảm của tỷ giá có thể chậm hơn so với các nền kinh tế mới nổi khác do Fed trì hoãn việc cắt giảm lãi suất USD và triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc không cải thiện. Tỷ giá dự kiến giảm dần từ mức 25.090 VND/USD trong quý II xuống 23.910 VND/USD trong quý IV/2024 và bình quân cả năm ở mức 24.700 VND/USD.

Lãi suất tiết kiệm đang tăng nhẹ, trong khi có chủ trương tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Xu hướng lãi suất (cả tiết kiệm và cho vay) sẽ ra sao trong nửa cuối năm 2024?

Nếu tăng trưởng tín dụng trong nước thấp hơn mục tiêu đề ra trong năm 2023, khả năng cao sẽ cắt giảm thêm lãi suất cho vay bổ sung để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024. Tuy nhiên, để điều này xảy ra, trước hết, cần có hỗ trợ chính sách để đáp ứng kỳ vọng của các ngân hàng - vốn trở nên thận trọng trong việc cho vay khi nợ xấu gia tăng.

Nhiều khả năng lãi suất cho vay tiếp tục giảm hơn lãi suất tiết kiệm trong năm 2024 . Bởi thực tế, lãi suất tiết kiệm đã giảm xuống mức tương đương thời kỳ trước Covid-19, nên ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ trở lại. Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm năm 2024 dự kiến không có biến động đáng kể so với mức hiện tại.

Chính sách tiền tệ của Việt Nam liệu có đảo chiều và NHNN có tiếp tục điều chỉnh lãi suất điều hành khi Fed được cho sẽ 2 lần giảm lãi suất trở lại trong năm 2024?

Các điều kiện trong và ngoài nước năm 2024 được dự đoán sẽ thuận lợi cho việc giảm lãi suất. Xét đến sự sụt giảm của giá cả trong nước và các chính sách kích thích nền kinh tế của Chính phủ, NHNN dự kiến duy trì chính sách nới lỏng. Tuy nhiên, dư địa giảm lãi suất điều hành của NHNN không còn nhiều và các nước phát triển, trong đó có Mỹ, đã kết thúc các đợt tăng lãi suất.

Song kỳ vọng Fed sớm cắt lãi suất sẽ không đến nhanh, khi các nhà hoạch định chính sách của Fed đã bỏ phiếu giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 23 năm vì họ phải tìm cách giải quyết lạm phát vẫn duy trì dai dẳng trên ngưỡng mục tiêu dài hạn 2%. Việt Nam được dự đoán sẽ giữ quan điểm thận trọng về việc tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành do dự trữ ngoại hối đã giảm mạnh trong năm 2022 và áp lực mất giá của VND tăng cao. Khả năng NHNN thay đổi lập trường chính sách tiền tệ là không cao.

Ông nhận định thế nào về sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam năm nay khi chủ trương của Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công?

Năm 2023, ngân sách phân bổ cho đầu tư công tăng 38% so với năm trước đó, đạt 726.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 580.000 tỷ đồng, tương đương 80% ngân sách dự kiến.

Phân bổ ngân sách dành cho đầu tư công trong năm 2024 là 660.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 4/2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 16,41% tổng kế hoạch. Dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên tất cả các lĩnh vực đều có sự khởi sắc, nhưng tiến độ giải ngân chưa đạt kỳ vọng, nên sẽ cần nhanh chóng giải quyết các vướng mắc liên quan để đẩy nhanh giải ngân. Điều này cũng tác động tích cực lên tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm.

Các điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín dụng tăng tốc là: nhu cầu vốn từ các cá nhân và doanh nghiệp ngày càng tăng do đầu tư, sản xuất và tiêu dùng tại Việt Nam tăng lên; sự phục hồi của ngành bất động sản, vốn chiếm hơn 20% tốc độ tăng trưởng tín dụng; ngân hàng có thể tăng cường cho vay trung và dài hạn, vì hiện tỷ lệ cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung, dài hạn.

Nếu sự ổn định của thị trường bất động sản và các chính sách về xử lý nợ xấu được hỗ trợ cùng với sự dần phục hồi của xuất khẩu và nhập khẩu, thì nhu cầu vốn của các công ty sẽ tăng vào năm 2024, dự kiến kéo theo tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn so với năm 2023.

Vân Linh thực hiện
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục