Từ năm 2023, bảo hiểm nhân thọ được chủ động trong việc phát triển sản phẩm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có hiệu lực từ 01/01/2023, Bộ Tài chính sẽ không phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trước khi triển khai.
Ảnh Shutterstock Ảnh Shutterstock

Theo quy định mới, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sẽ được chủ động, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, thiết kế và phát triển sản phẩm bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ đăng ký với Bộ Tài chính phương pháp, cơ sở tính phí.

Theo các quy định trước đó, chỉ có doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được chủ động trong việc xây dựng thiết kế phát triển sản phẩm bảo hiểm, trừ bảo hiểm con người, còn bảo hiểm nhân thọ phải trình các cơ quan chức năng phê duyệt khi thiết kế xây dựng các sản phẩm mới.

Nguồn Cục quản lý giám sát bảo hiểm

Nguồn Cục quản lý giám sát bảo hiểm

Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), trong năm 2022, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã có thêm 67 sản phẩm bảo hiểm mới. Số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) ước đạt khoảng 14,3 triệu hợp đồng, tăng 5,6% so với năm 2021. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 183.105 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2021.

Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất với 71,7% tổng doanh thu phí, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp 16,4%, bảo hiểm tử kỳ 0,6%; bảo hiểm trọn đời, sinh kỳ, trả tiền định kỳ, sức khỏe 1%. Doanh thu phí bảo hiểm bổ trợ đóng góp 10,3% tổng doanh thu phí toàn thị trường.

N.Lan

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục