TTCK Mỹ: khi sự lạc quan lên cao

(ĐTCK-online) Báo cáo mới nhất của hãng Investors Intelligence cho thấy, tâm lý lạc quan của nhà đầu tư đang lên mức cao nhất kể từ khi chỉ số Standard & Poor’s 500 đạt đỉnh hồi tháng 10 năm 2007. Niềm tin của các nhà đầu tư được cải thiện sau khi chỉ số S&P 500 đã tăng tới 52% kể từ ngày 9/3/2009.
Theo John Gray, Biên tập viên tại Investors Intelligence, khi niềm tin về sự tăng điểm của thị trường lên cao thì nhà đầu tư nên thực hiện hóa lợi nhuận ngay khi đạt kỳ vọng. Theo John Gray, Biên tập viên tại Investors Intelligence, khi niềm tin về sự tăng điểm của thị trường lên cao thì nhà đầu tư nên thực hiện hóa lợi nhuận ngay khi đạt kỳ vọng.

Tỷ lệ những bài viết nhận định TTCK sẽ giảm điểm chỉ chiếm 19,8% trong tuần so với con số 23,1% một tuần trước. Số lượng các nhà tư vấn nhìn nhận thị tường đi lên chiếm tới 51,6%, cao nhất kể từ tháng 12/2007, Công ty New Rochelle, trụ sở tại New York cho biết.

 

“Các dữ liệu kinh tế được công bố đang ngày càng tích cực hơn đã củng cố niềm tin của các nhà đầu tư,” Tom Wirth, nhân viên đầu tư cấp cao của Chemung Canal Trust Co., quản lý số tài khoản trị giá tới 1,5 tỷ USD, nói.

 

Trong khi đó, giới cầm quyền cũng liên tục khẳng định suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tới hồi kết. Thư ký Bộ tài chính Timothy Geithner nói rằng, nền kinh tế đang bắt đầu cho thấy những dấu hiệu của sự ổn định.

 

Mặt khác, các nhà phân tích kỹ thuật, luôn cố dự đoán động thái tiếp theo của cổ phiếu dựa trên biểu đồ giá và lượng giao dịch, lại cho rằng, điều này có thể là dấu hiệu về một diễn biến ngược lại trên TTCK.

 

John Gray, Biên tập viên tại Investors Intelligence cho rằng, khi tâm lý lạc quan lên cao, cũng có nghĩa rất nhiều tiền mặt đã đổ từ khoản tiết kiệm của các nhà đầu tư vào TTCK, số tiền còn lại quá ít để có thể đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn.

 

Số lượng nhà tư vấn tin rằng TTCK đi lên đã nhiều hơn số tin vào điều ngược lại tới 31,8%, tuy vẫn nhỏ hơn khoảng cách 40% vào tháng 10 năm 2007, thời điểm bắt đầu chu kỳ giảm điểm gần đây nhất của thị trường.

 

“Điều này có nghĩa là sẽ mạo hiểm hơn nếu ôm giữ chứng khoán,” Gray nói. Ông khuyên các nhà đầu tư hãy hiện thực hóa lợi nhuận ngay khi đạt được kỳ vọng.

 

Giá các cổ phiếu nhìn chung bấp bênh không rõ xu hướng, cho dù báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy doanh số bán nhà tăng 9,6% lên 433.000 giao dịch trong tháng 7, đánh dấu tháng thứ tư tăng liên tiếp. Con số này là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 9 và cao hơn rất nhiều mức 390.000 mà các nhà kinh tế dự đoán.

 

Keith Walter, quản trị danh mục đầu tư tại Quỹ Artio Global Equity Fund cho rằng, những dấu hiệu ấm lên trên thị trường nhà đất không để lại nhiều ảnh hưởng đối với thị trường, bởi trước khi các báo cáo trên được công bố thì các nhà đầu tư đã tính tới yếu tố phục hồi của ngành công nghiệp nhà ở sau một thời gian dài “quằn quại”.

 

Trong một báo cáo khác, Bộ Thương mại nói rằng, đơn đặt hàng đối với các hàng hóa lâu bền (tuổi thọ trên 3 năm) tăng 4,9% trong tháng 7, mức tăng lớn nhất trong 2 năm trở lại và hơn mức tăng 3% mà các nhà kinh tế học đã dự đoán.

 

Tuy nhiên, nhìn chung, con số này có được là do lượng đặt hàng các phương tiện giao thông tăng vọt lên trong tháng bảy, được hỗ trợ bởi chương trình “Thưởng dập xe cũ” Cash for Clunkers của chính phủ, thúc đẩy hàng ngàn người bán xe cũ và đổi xe mới. Nếu loại trừ các phương tiện giao thông, lượng đặt hàng chỉ tăng 0,8%, chưa đạt kỳ vọng của các nhà phân tích.

 

“Thị trường tăng mạnh rồi sau đó lại suy giảm phần nào, cho thấy các nhà đầu tư đang không chắc về một sự cam kết lâu dài với các cổ phiếu," Keith Walter nói.

Quỳnh Anh
Quỳnh Anh

Tin cùng chuyên mục