TTC Sugar (SBT): Tự tin với chiến lược mở rộng thị phần quốc tế

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hơn 50 năm không ngừng tăng trưởng với 46% thị phần nội địa, 24 thị trường xuất khẩu, thương hiệu Đường Biên Hòa - TTC Sugar (mã CK: SBT) đã cho thấy, sự bền bỉ trong hành trình giữ vững vị trí số 1 ngành mía đường Việt Nam cũng như tầm nhìn vươn tầm quốc tế. 
Ông Huỳnh Văn Pháp – Phó tổng giám đốc Khối Kinh doanh của SBT Ông Huỳnh Văn Pháp – Phó tổng giám đốc Khối Kinh doanh của SBT

Ông Huỳnh Văn Pháp, Phó tổng giám đốc Khối Kinh doanh của SBT đã có những chia sẻ rất thú vị về vấn đề này.

SBT đang chiếm ưu thế với 46% thị phần tại Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về tiềm năng tăng trưởng của thị trường nội địa trong thời gian tới?

Có thể thấy, cung cầu về đường ở Việt Nam trong những năm qua luôn có mối tương quan ngược chiều khi từ niên độ 2014-2015 trở lại đây, lượng đường sản xuất có xu hướng giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ có xu hướng tăng dần lên.

Theo thống kê, niên độ 2020-2021, tổng sản lượng đường sản xuất trong nước đạt khoảng 690 nghìn tấn, chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu tiêu dùng nội địa, còn lại phải trực tiếp nhập khẩu từ nước ngoài.

Việt Nam dự kiến cần thêm 1-1,5 triệu tấn đường trong vài năm tới để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày và công nghiệp thực phẩm.

Trong vòng 5 năm tới ngành đường trong nước được dự báo sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng, và trong bối cảnh này, doanh nghiệp nào có nhiều nguồn đường từ mía sản xuất trong nước sẽ nắm lợi thế cạnh tranh lớn và mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

SBT tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống vùng nguyên liệu xuyên biên giới theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích hơn 66.000 ha tại Việt Nam, Lào và Campuchia.

SBT tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống vùng nguyên liệu xuyên biên giới theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích hơn 66.000 ha tại Việt Nam, Lào và Campuchia
SBT tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống vùng nguyên liệu xuyên biên giới theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích hơn 66.000 ha tại Việt Nam, Lào và Campuchia

Vậy tiềm năng của thị trường nước ngoài thì như thế nào thưa ông? Đâu là những thị trường mà SBT đang muốn hướng đến trong thời gian tới?

Với định hướng vươn tầm khu vực và quốc tế, bên cạnh thị trường nội địa, SBT đã xuất khẩu thành công đến hơn 24 thị trường nước ngoài trong đó có các thị trường rất khó tính như EU, Bắc Mỹ,…

Trong thời gian tới, SBT tiếp tục hướng đến các thị trường quốc tế trọng tâm có xu hướng dịch chuyển tiêu thụ như EU, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn, Campuchia, Lào… với các dòng sản phẩm tạo nên khác biệt và có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm truyền thống trên thị trường quốc tế như đường lỏng công nghiệp, đường Mix, đường Golden, đường Organic, đường phèn…

Cơ hội để SBT tăng trưởng thị phần tại các thị trường khó tính này có thể không chỉ là 2 con số mà sẽ theo cấp số nhân.

Vậy những thách thức khi tiếp cận các thị trường này là gì, thưa ông?

Khi tham gia thị trường nào thì cũng luôn có những cơ hội và không ít thách thức từ đối thủ cạnh tranh, đặc điểm văn hóa, hành vi tiêu dùng…

Hiểu được tất cả những điều này, SBT luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu nhu cầu của thị trường đến việc xác định những phân khúc trọng yếu và đặt ưu tiên cho lộ trình từng bước, xác định các điểm mạnh của SBT có thể tận dụng và sắp xếp chuẩn bị nguồn lực với năng lực phù hợp để triển khai và đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đặt ra một cách tốt nhất.

Thêm vào đó, với lợi thế trong việc sở hữu "Trading house" - Nhà thương mại hàng hóa quốc tế, SBT sẽ tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới, tham gia tích cực vào hoạt động giao dịch trên thị trường hàng hóa quốc tế.

Ngày 23/4/2021 vừa qua, sàn giao dịch hàng hoá liên lục địa ICE đã chính thức bổ sung đường trắng Việt Nam vào danh sách giao dịch của sàn.

Theo đó, Việt Nam trở thành quốc gia tiếp theo được phân phối đường trắng thông qua sàn ICE London, việc này mở ra cơ hội hedging (nghiệp vụ bảo hiểm giá) cho đường trắng Việt Nam, tạo sự tin cậy cho đối tác, đồng thời tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm đường trắng Việt Nam trên trường quốc tế.

Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chủ động tham gia giao dịch trên thị trường hàng hoá quốc tế, đem đường sạch Việt Nam vươn ra thế giới.

Ông vui lòng chia sẻ thêm về sự chuẩn bị cho chiến lược mở rộng thị trường trong thời gian tới?

Để chuẩn bị cho chiến lược mở rộng thị trường chúng tôi tập trung vào các yếu tố chủ chốt.

Cụ thể, về sản phẩm, SBT luôn bắt kịp các xu hướng và nhanh chóng phát triển các sản phẩm thức thời như đường lỏng, đường Mix, đường Organic để xuất khẩu. Đây cũng chính là các nhóm sản phẩm SBT tập trung đẩy mạnh phát triển trong những năm tới.

Về thị trường, SBT tập trung vào các thị trường có các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các dòng sản phẩm được hưởng chính sách thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, với các thị trường chính như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… và 2 thị trường láng giềng là Lào, Campuchia.

Việc ứng dụng công nghệ giúp SBT có thể thấu hiểu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Việc ứng dụng công nghệ giúp SBT có thể thấu hiểu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Để có thể hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, ngoài việc xây dựng các khách hàng chiến lược cho từng thị trường, chúng tôi cũng đã có kế hoạch thành lập các chi nhánh bán hàng tại các quốc gia Trung Quốc, Lào, Campuchia ngay trong năm 2021 và 2022 bên cạnh 2 văn phòng chính tại Việt Nam và Singapore.

Nâng cấp và cải tiến hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để có thể tiếp cận khách hàng ở bất kỳ đâu trên thế giới nhanh hơn. Sau khi hệ thống Oracle Cloud ERP go-live thành công vào ngày 1/7/2021, SBT sẽ tiếp tục nâng cao sự trải nghiệm dịch vụ của khách hàng trên nền tảng kết nối toàn diện các kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, chính sách kinh doanh... cũng như bán hàng chủ động đa kênh Omni Chanel.

Việc ứng dụng công nghệ giúp SBT có thể thấu hiểu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Cả thế giới đang thích nghi với bình thường mới, hành vi tiêu dùng cũng thay đổi, việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài có sự thay đổi gì so với cách làm trước đây không, thưa ông?

Niên độ 2020-2021 vừa qua tiếp tục là một niên độ khó quên của ngành Đường Việt Nam và thế giới khi đối mặt với đại dịch lịch sử Covid-19.

Chúng ta có thể thấy rất rõ sự thay đổi nhanh chóng và tích cực trong phương thức giao dịch của toàn cầu, điển hình là một số xu hướng nổi bật như ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử trong các hoạt động tiếp cận khách hàng và trải nghiệm sản phẩm dịch vụ.

Xu hướng sử dụng các sản phẩm tươi, có sẵn, giữ nguyên mùi vị, sản phẩm an toàn sức khỏe và có thể truy xuất nguồn gốc, hạn sử dụng ngắn ngày,... SBT chắc chắn sẽ phải thay đổi để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Chúng tôi đã xây dựng thành công hệ thống lõi và sẽ tiếp tục hoàn thiện, đẩy mạnh phát triển và tích hợp các nền tảng công nghệ mới hỗ trợ bán hàng, tăng khả năng và thời gian tiếp cận khách hàng, tăng trải nghiệm khách hàng như các nền tảng Marketing automation (tự động hóa hoạt động Marketing), E-order, Website hay các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Amazon, Alibaba...

Việc ứng dụng công nghệ giúp chúng tôi có thể thấu hiểu hơn về khách hàng để linh hoạt định hướng nhu cầu cũng như mạnh dạn tung các dòng sản phẩm ở nhiều phân khúc đa dạng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiếp cận khách hàng trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả bán hàng cũng như các chương trình tiếp thị.

Chúng tôi tin rằng với những sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, cùng nền tảng nội tại vững chắc, SBT tự tin trong việc giữ vững thị phần nội địa và chinh phục thị trường quốc tế.

Xuân Anh thực hiện

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục