Đặc biệt, TTC AgriS là đại diện nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam về doanh thu góp mặt trong bảng xếp hạng này.
Fortune nổi tiếng với những bảng xếp hạng uy tín thế giới như Fortune 500, Fortune Global 500, Fortune Europe 500,… đây là lần đầu tiên tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ đưa ra danh sách cho khu vực Đông Nam Á - Fortune 500 Southeast Asia. Theo tạp chí Fortune, đây là 500 doanh nghiệp lớn nhất, đại diện cho một khu vực năng động - đóng góp khoảng 4.000 tỷ USD vào GDP toàn cầu và đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Danh sách này được Fortune xây dựng dựa trên các tiêu chí chính về doanh thu và lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp năm 2023. Bên cạnh đó là các khảo sát, đánh giá toàn diện về quy mô công ty, người lao động, đóng góp cho kinh tế - xã hội trên cơ sở các báo cáo chính thức, đã qua kiểm toán.
Năm nay, 500 doanh nghiệp nằm trong bảng xếp hạng đến từ các quốc gia là "đầu tàu” của khu vực như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia và Philippines. Với doanh thu hơn 1 tỷ USD, TTC AgriS nằm trong nhóm 300 doanh nghiệp đầu tiên của bảng xếp hạng, đồng thời là doanh nghiệp nông nghiệp đứng đầu Việt Nam trong danh sách này.
TTC AgriS liên tục bứt phá khẳng định vị thế doanh nghiệp nông nghiệp đa quốc gia hàng đầu khu vực
Trong niên độ 2022-2023, TTC AgriS đạt được kết quả khả quan khi doanh thu thuần lần đầu tiên chạm mốc tỷ USD, đạt 24.743 tỷ đồng (~1 tỷ USD), tăng 35% so với cùng kỳ, hoàn thành 145% kế hoạch năm. Sản lượng tiêu thụ đường năm thứ 4 liên tiếp đạt hơn 1 triệu tấn. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của TTC AgriS ghi nhận 2.721 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Sự dịch chuyển trong cơ cấu doanh thu này đã khẳng định TTC AgriS đang đi đúng lộ trình hướng tới chuỗi giá trị nông nghiệp toàn diện, vận hành và phát triển hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ liền mạch, tiến tới cân bằng và gia tăng chuỗi giá trị nông nghiệp tuần hoàn
Ngày 17/6/2024 vừa qua, Forbes Việt Nam chính thức công bố TTC AgriS tiếp tục được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất 2024. Đây là lần thứ 7 liên tiếp TTC AgriS được vinh danh trong bảng xếp hạng danh giá này. Trước đó, tại Hội nghị và Lễ công bố giải thưởng Global CSR & ESG Summit and Awards 2024 thường niên lần thứ 16, TTC AgriS đón nhận chuỗi giải thưởng danh giá Doanh nghiệp CSR & ESG tiêu biểu toàn cầu trong năm thứ hai liên tiếp, tiếp nối hành trình củng cố vị thế Doanh nghiệp nông nghiệp đa quốc gia, phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu.
Tiếp nối hành trình 55 năm phụng sự, tiếp tục kiến tạo sự phát triển bền vững cho nền nông nghiệp trên phạm vi toàn cầu
Với định hướng chiến lược phát triển của công ty đến 2025 và tầm nhìn đến 2030, đặc biệt tăng cường sự hiện diện tại thị trường F&B toàn cầu đầy tiềm năng, TTC AgriS đặt mục tiêu doanh thu 60.000 tỷ đồng vào năm 2030 |
TTC AgriS hiện đang là doanh nghiệp nông nghiệp đa quốc gia, dẫn đầu ngành mía đường Việt Nam với 46% thị phần nội địa và hiện diện trên 50 thị trường xuất khẩu quốc tế. Đồng thời, đứng đầu cả nước về quy mô vùng nguyên liệu xuyên biên giới, với tổng diện tích đạt hơn 71.000 ha trải dài tại 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia và Úc, cùng danh mục sản phẩm đa dạng bao gồm các dòng sản phẩm dinh dưỡng từ thiên nhiên với chuỗi giá trị cây trồng được tối ưu và đầu tư mở rộng, gồm nhóm cây mía, dừa, chuối, gạo…
Với định hướng chiến lược phát triển của công ty đến 2025 và tầm nhìn đến 2030, đặc biệt tăng cường sự hiện diện tại thị trường F&B toàn cầu đầy tiềm năng, TTC AgriS đặt mục tiêu doanh thu 60.000 tỷ đồng vào năm 2030. Điều này thể hiện năng lực vững vàng của công ty, tiếp tục hành trình mở rộng phân khúc khách hàng, chinh phục các thị trường tiêu dùng mới và khẳng định vị thế doanh nghiệp nông nghiệp đa quốc gia hàng đầu khu vực.
Với chiến lược kinh doanh "Xanh" cốt lõi, vừa làm nền tảng phát triển, vừa là lợi thế cạnh tranh nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế tuần hoàn tích hợp xuyên suốt với các vấn đề ESG và cung cấp cho thị trường các giải pháp năng lượng xanh từ sản xuất sạch, TTC AgriS đang đẩy mạnh nỗ lực hiện thực hóa Cam kết phát triển bền vững nhằm cân bằng hệ sinh thái và môi trường, hướng đến Net Zero vào năm 2035, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và chia sẻ thành quả với các Bên liên quan, thúc đẩy vị thế nền nông nghiệp quốc gia hiện đại bền vững.