Năng lực quản trị tiên phong trong kỷ nguyên nông nghiệp số
Chú trọng chiến lược hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản trị công ty (QTCT), bà Đặng Huỳnh Ức My nhận định: “Quản lý hiệu quả dẫn đến vận hành hiệu quả, nâng cấp chất lượng QTCT là yêu cầu then chốt đặc biệt với các doanh nghiệp đại chúng, niêm yết có quy mô lớn. Dẫn dắt TTC AgriS là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên phạm vi đa quốc gia, tôi tự hào khi Công ty giữ vững hoạt động tăng trưởng bền vững dưới sự thực hành các thông lệ tiên tiến về quản trị để nhận biết được kỳ vọng từ tất cả các bên có lợi ích liên quan. Các vấn đề về môi trường và xã hội được đưa vào là một phần trọng yếu trong cấu trúc QTCT cũng như chiến lược phát triển bền vững”.
Theo đó, TTC AgriS đảm bảo bám sát các thông lệ và các chuẩn mực quốc tế uy tín trên thị trường. Năng lực quản trị được nâng cấp phù hợp với thị trường Việt Nam và tự tin hội nhập thế giới. Cụ thể:
Thứ nhất, Quy chế QTCT được xây dựng công khai, minh bạch thông qua áp dụng Bộ nguyên tắc QTCT G20/OECD (2015), Thông tư 116/2020/TT-BTC Hướng dẫn một số điều về QTCT áp dụng với công ty đại chúng (2020), Thẻ điểm QTCT ASEAN, Bộ nguyên tắc QTCT theo thông lệ tốt nhất dành cho công ty đại chúng tại Việt Nam,...
Trong niên độ 2022 - 2023, theo Thẻ điểm QTCT khu vực ASEAN 2019, TTC AgriS hoàn thành tốt 181/184 tiêu chuẩn (tương ứng 98%), đạt 13/13 thẻ điểm thưởng hoàn thành vượt bậc,... Đánh giá thực trạng hoạt động Quản trị, Giám sát và Điều hành doanh nghiệp dựa trên tham chiếu Bộ quy tắc QTCT, TTC AgriS hoàn thành tốt 48/51 tiêu chuẩn, hoàn thành khá 3/51 tiêu chuẩn.
Từ thành tựu đưa TTC AgriS tiên phong chuyển đổi số trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam từ năm 2021, bà Ức My đã định hướng công ty áp dụng hệ thống Oracle Cloud ERP nhằm điều phối mọi hoạt động quản trị trên nền tảng số. Hệ thống được tích hợp với các ứng dụng khác như FRM (Farmer Relationship Management), CRM (Customer Relationship Management), và các hệ thống bổ trợ để đạt được sự chuẩn hóa trong hoạt động kinh doanh của 34 đơn vị thuộc 5 quốc gia: Việt Nam, Úc, Singapore, Lào và Campuchia. Đây được xem là năng lực cạnh tranh riêng biệt của TTC AgriS, giúp nâng cao việc minh bạch hóa và cân đối quyền lợi cho tất cả các bên liên quan.
Bà Ức My đóng vai trò đầu tàu trong hành trình nâng tầm quản trị của TTC AgriS thông qua chuyển đổi số mạnh mẽ - Sự kiện kỷ niệm 1 năm TTC AgriS chính thức golive và vận hành hiệu quả “hệ thống số lõi” Oracle Cloud ERP từ 1/7/2021 |
Thứ hai, tập trung sâu cho Quản trị rủi ro, bà Ức My cùng HĐQT nỗ lực cải tiến hệ thống tiếp cận các chuẩn mực quốc tế theo Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cập nhật phiên bản 2020, COSO ERM 2017....
“TTC AgriS có đầy đủ tiềm lực kiểm soát hoạt động quản trị, bao gồm việc hợp tác cùng các đối tác tư vấn hàng đầu là E&Y để toàn diện hệ thống quản trị rủi rovận hành theo cấu trúc 4 lớp và mô hình 3 tuyến. Hướng đến đảm bảo tăng cường an ninh lương thực tại khu vực và toàn cầu, chúng tôi chủ động kích hoạt hệ thống nhận diện rủi ro kịp thời, tích hợp đặc biệt trong công tác cung ứng, tự quản vùng nguyên liệu bền vững”, bà Ức My chia sẻ.
Từ niên độ 2019-2020, hai bên đã phối hợp thiết lập vận hành Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 31000:2018, cũng như khai triển Chương trình quản lý kinh doanh liên tục (BCM) trong 2 giai đoạn khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19 và khủng hoảng tài chính năm 2022. Hiện tại, chương trình BCM tại TTC AgriS đang tiếp tục được hệ thống hóa phù hợp theo Tiêu chuẩn ISO 22301:2019 – Hệ thống quản lý hữu hiệu giúp tổ chức nâng cao khả năng thích ứng và năng lực kinh doanh liên tục.
Thứ ba, TTC AgriS xây dựng Quy chế ứng xử tương thích với hiện trạng hoạt động và văn hoá doanh nghiệp, tuân thủ theo pháp luật và quy chuẩn đạo đức xã hội. Dưới định hướng của bà Ức My, Bộ Quy tắc ứng xử được phổ cập cho toàn thể cán bộ nhân viên nhằm giúp họ dễ dàng hội nhập, đảm bảo môi trường làm việc chuyên nghiệp lành mạnh, thu hút và giữ chân nhân tài.
Sức mạnh quản trị cấp tiến từ bộ máy dẫn đầu
Nhận thức rõ ràng sự phát triển bền và vững của doanh nghiệp phải xuất phát từ năng lực quản trị của HĐQT. Bà Ức My đặt nhiệm vụ “xương sống” trong công tác QTCT là nâng cao nhận thức và vai trò của HĐQT.
Hoạt động điều hành của ban lãnh đạo được đảm bảo điều phối trên mô hình QTCT hiện đại với cơ cấu vững chắc, thực thi quy chuẩn tiệm cận thị trường thế giới. Các thành viên HĐQT được phân công rõ ràng lĩnh vực chịu trách nhiệm. Các Ủy ban cũng tích cực thực hiện vai trò tham mưu cho HĐQT liên quan đến hoạt động vận hành, kinh doanh và chiến lược của Công ty.
Mục tiêu phát triển từng giai đoạn đều tập trung cho việc nâng cao công tác QTCT, phát huy hơn nữa vai trò Ủy ban Chiến lược, Ủy ban Đề cử và Đãi ngộ. Đảm bảo tính trung thực trong việc thông báo rõ ràng, đề cao đạo đức doanh nghiệp và tuân thủ các quy định pháp luật. HĐQT cũng là “đầu não” xác định và quản lý các rủi ro để xây dựng kế hoạch dự phòng và ứng phó. Toàn diện khung quản trị ESG và Quản trị rủi ro là một trong những mục tiêu chiến lược được ưu tiên hàng đầu.
Dưới tầm nhìn phát triển bền vững ưu tiên tính bình đẳng (cả về tỷ lệ nữ quản lý cấp cao lẫn cơ chế quyết định), bà Ức My đặc biệt hướng tới xây dựng HĐQT “cân bằng” và phù hợp theo Bộ Nguyên tắc QTCT tốt nhất. Theo đó, nguyên tắc “Thiết lập một HĐQT có năng lực và chuyên nghiệp” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động điều hành của HĐQT bao gồm việc tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến, quyền biểu quyết, kiểm soát tiềm ẩn xung đột lợi ích…
TTC AgriS liên tiếp được vinh danh tại nhiều giải thưởng uy tín về QTCT và phát triển bền vững, đặc biệt công nhận những nỗ lực của HĐQT TTC AgriS cam kết thực thi quản trị tốt nâng tầm nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế tuần hoàn |
Xác lập quan hệ chiến lược với các Định chế hàng đầu về quản trị và vốn xanh
Kiên định với chiến lược kinh doanh “xanh”, với điểm QTCT thuộc top đầu, TTC AgriS đã duy trì phát triển bền vững và trở thành điểm đến của các định chế tài chính hàng đầu khu vực để liên tục thu hút được nhiều dòng vốn ngoại. Điển hình khi chỉ trong vòng 1 tháng trong năm 2023, TTC AgriS ghi nhận tổng giá trị khoản tài trợ vốn thương mại lên đến hơn 140 triệu USD từ các định chế tài chính quốc tế hàng đầu như IFC, SMBC, Ngân hàng FCB, cùng Nhóm các định chế tài chính lớn. Đây là minh chứng thể hiện TTC AgriS đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xét duyệt toàn diện khắt khe về khung QTCT, phát triển bền vững cũng như chiến lược kinh doanh tốt từ các tổ chức uy tín hàng đầu.
Bà Ức My (Đứng thứ 3 từ phải sang) và Ban lãnh đạo TTC AgriS cùng Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) tại lễ ký kết thỏa thuận tài trợ vốn thương mại, tháng 6/2023 |
Thông qua hệ thống QTCT công khai, minh bạch, cùng sự điều hành hiệu quả của bộ máy lãnh đạo hàng đầu, có thể thấy bà Ức My đã thành công trong việc thiết lập mối quan hệ chiến lược cho TTC AgriS với các Định chế hàng đầu về quản trị và vốn xanh, áp dụng tiêu chuẩn quản trị quốc tế. Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững, hoàn thành mục tiêu chung “Doanh nghiệp là trung tâm của mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia".