Trung Quốc đang thôn tính ngành công nghiệp xe thế giới như thế nào?

Các ông lớn trong ngành ôtô Trung Quốc đang ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng bằng cách tham gia vào cổ đông của các hãng xe châu Âu, mở ra cuộc xâm chiếm quy mô lớn.
Trung Quốc đang thôn tính ngành công nghiệp xe thế giới như thế nào?

Việc mua lại các hãng xe là chuyện rất bình thường trong ngành công nghiệp xe.

Tuy nhiên, trong vòng 10 năm gần đây đã nổi lên làn sóng thôn tính các hãng xe danh tiếng thế giới của các tỷ phú Trung Quốc. Các tỷ phú Trung Quốc ''nuốt'' cả hãng xe môtô, hãng ôtô vô danh cho đến tập đoàn xe hàng đầu thế giới.

Volvo

Một trong những thương vụ đầu tiên, mở đầu cho phong trào này là việc Geely mua lại thương hiệu Thụy Điển Volvo từ Ford vào năm 2010.

Sau đó, Geely đổ 10 tỷ USD để tái thiết Volvo, đưa thương hiệu xe phổ thông tại châu Âu lên thành xe sang. Nhờ đó, doanh số Volvo tăng trưởng nhanh ở cả châu Âu, châu Mỹ và châu Á.

Tuy nhiên, Geely khá thận trọng khi không làm xáo trộn Volvo, vẫn giữ nguyên các nhà máy tại Thụy Điển, Bỉ và Malaysia (có từ năm 1967). Bên cạnh đó, hãng này cho mở thêm các nhà máy tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và đầu tư để phát triển công nghệ cho những ''xe an toàn nhất châu Âu''.

Tỷ phú Li Shufu - chủ tịch Geely cùng các lãnh đạo cấp cao của Volvo. Ảnh: Financial Times. 

Việc cải tổ nội bộ duy nhất có lẽ là việc tách phân hiệu hiệu suất cao Polestar thành một thương hiệu xe điện riêng.

Có thể thấy, ngoài việc không làm xáo trộn nội bộ của Volvo, Geely cũng khá thông minh với nước bài ''đi ngầm'', không vội khuếch trương để tránh việc Volvo bị áp đặt là ''xe Trung Quốc'' như các thương hiệu đi trước đã bị.

MG

Một trong những nạn nhân của cuộc khủng hoảng ngành công nghiệp ôtô Anh những năm 1990 - hãng MG lâm vào bờ vực phá sản. Tháng 2/1994, BMW vung hơn 800 triệu bảng để cứu vớt MG cùng với tập đoàn Rover. Tình hình MG vẫn không khả quan nên lại tiếp tục bị BMW bán lại cho Phoenix Consortium vào năm 2000.

MG vẫn chưa được ''an cư'' khi tiếp tục bị bán lại cho tập đoàn ôtô Nam Kinh của Trung Quốc.

Trung Quốc đang thôn tính ngành công nghiệp xe thế giới như thế nào? ảnh 2

 Sau khi được tập đoàn ôtô Nam Kinh mua lại, doanh số của MG được cải thiện do được mang đến Trung Quốc. Ảnh: Nikkei.

Ban đầu, tập đoàn Nam Kinh dự tính mua lại Land Rover nhưng lại chậm chân hơn Ford nên đành chuyển sang MG như một sự thay thế. Sau khi mua MG, tập đoàn Nam Kinh sáp nhập MG với SAIC Motor và MG đã có những bước phát triển đầu tiên sau hơn 20 năm lận đận.

Proton

Sau khi đặt chân vào châu Âu với Volvo, Geely tiếp tục nhắm đến thị trường Đông Nam Á. Tháng 6/2017, Geely chính thức mua lại 49,9% cổ phần của Proton - hãng xe nội địa Malaysia. Đây là thương vụ có lợi cho đôi bên.

Trung Quốc đang thôn tính ngành công nghiệp xe thế giới như thế nào? ảnh 3

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ra mắt chiếc SUV đầu tiên của Proton sau khi về tay Geely. Ảnh: AP News 

Nhờ Geely mà Proton được thừa hưởng các công nghệ tiên tiến từ châu Âu lên khung sườn, động cơ nhưng vẫn giữ giá bình dân, vẫn là ''xe nội địa''. Nhờ Proton, Geely chạm chân được vào thị trường Malaysia và xa hơn là cả Đông Nam Á - nơi vốn không chuộng xe Trung Quốc.

Lotus

Thương vụ Proton được ví là thương vụ ''mua 1 được 2'' của Geely. Ngoài việc sở hữu Proton, tập đoàn Zhejiang Geely Holding - hãng mẹ của Geely cũng sở hữu luôn thương hiệu Lotus đến từ Anh với 51% cổ phần.

Proton đã thâu tóm hãng xe thể thao của Anh từ năm 1996. Có thể thấy, từng nước cờ thu mua của Geely đều có tính toán. Chỉ với 2 thượng vụ mà họ đã thâu tóm được 3 hãng xe với 3 phân khúc khác nhau (Volvo: xe sang, Lotus: xe thể thao và Proton: xe bình dân) ở 2 châu lục.

Trung Quốc đang thôn tính ngành công nghiệp xe thế giới như thế nào? ảnh 4

 Ngoài việc sở hữu Proton, tập đoàn Zhejiang Geely Holding cũng sở hữu luôn thương hiệu Lotus đến từ Anh với 51% cổ phần. Ảnh: Wall Street Journal.

Tương tự MG, Lotus có thời gian lận đận sau khủng hoảng nền công nghiệp ôtô Anh. Sau đó, Lotus được tỷ phú ''điên'' người Italy Romano Artioli mua lại từ General Motors vào năm 1993.

Người ta gọi Romano Artioli là kẻ điên vì ông đã từng hủy hoại Bugatti sau khi mua lại hãng siêu xe Pháp năm 1987. Rất may cho Bugatti khi sau đó Artioli chịu bán thương hiệu này cho Volkswagen vào năm 1998.

Daimler

Thương vụ đình đám và tốn nhiều giấy mực nhất là thương vụ Geely mua lại 9,69% cổ phẩn của Daimler - công ty mẹ của Mercedes-Benz vào đầu năm 2018. Thương vụ này tiêu tốn của Geely khoảng tiền 9 tỷ USD.

Sau khi trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong tập đoàn nước Đức, Geely dự định mang thương hiệu Lynk & Co đến với châu Âu từ giữa năm 2019.

Trung Quốc đang thôn tính ngành công nghiệp xe thế giới như thế nào? ảnh 5

 Geely mua lại 9,69% cổ phẩn của Daimler với giá 9 tỷ USD, qua đó trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong tập đoàn nước Đức. Ảnh: Electrek.

Bên cạnh đó, Geely cũng đầu tư để cùng với Daimler đẩy mạnh phát triển xe điện và xe tự lái. Khác với những nhà đầu tư chỉ để hưởng lợi, Geely luôn rót những khoản tiền khổng lồ để phát triển những nơi mà công ty này có cổ phần.

Benelli

Không chỉ quan tâm đến các hãng ôtô, môtô cũng là dòng sản phẩm mà Geely nhắm đến. Đúng một tháng sau khi hoàn tất thủ tục mua 9,69% cổ phẩn của Daimler, Geely tiếp tục mua thêm 29,77% cổ phần của Qianjiang - công ty xe máy lớn thứ hai của Trung Quốc. Điều đặc biệt là Qianjiang chính là công ty sở hữu thương hiệu môtô Italy Benelli.

Sau khi về tay Qianjiang, Benelli nhanh chóng trở thành ''môtô Trung Quốc'' với chất lượng xe khá tệ dù ra mắt xe mới thường xuyên.

Trung Quốc đang thôn tính ngành công nghiệp xe thế giới như thế nào? ảnh 6

 Dù xuất xứ từ Italy nhưng Benelli vẫn bị gắn mác ''môtô Trung Quốc'' do chất lượng sản phẩm đi xuống. Ảnh: Benelli.

Việc này đến từ Qianjiang mang nhà máy Benelli về Trung Quốc, sử dụng vật liệu, phụ tùng của Trung Quốc. Việc Geely mua lại Qianjiang cũng hứa hẹn thương hiệu Benelli sẽ được đầu tư đúng mức và có thể trở lại đúng tầm.

Ngoài việc sở hữu những hãng xe danh tiếng, các đại gia Trung Quốc còn từng bước tiến vào các hãng xe khác.

Tháng 2/2014, tập đoàn ôtô Đông Phong bỏ ra 1,1 tỷ USD để mua lại 14% cổ phần của tập đoàn xe hơi Pháp PSA - đơn vị sở hữu hãng xe Citroen. Tập đoàn công nghệ khổng lồ Trung Quốc Tencent cũng đổ 1,8 tỷ USD để đổi lấy 5% cổ phần của Tesla hồi tháng 3/2017.


Theo Zing

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục