Trung Quốc đã tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 cho hàng nghìn người

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trung Quốc đang tiêm chủng vắc xin Covid-19 thử nghiệm cho hàng chục nghìn người, bất chấp những lo ngại của các chuyên gia về tính an toàn của các loại thuốc chưa hoàn thành thử nghiệm tiêu chuẩn.
Trung Quốc đã tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 cho hàng nghìn người

Hàng nghìn người đã được tiêm chủng

Trung Quốc đã khởi động chương trình sử dụng vắc xin khẩn cấp vào tháng 7 và cung cấp 3 vắc xin Covid-19 được phát triển bởi các tập đoàn dược phẩm Sinopharm và Sinovac Biotech.

Vắc xin Covid-19 thứ 4 đang được phát triển bởi CanSino Biologics đã được quân đội Trung Quốc chấp thuận sử dụng vào tháng 6.

Sinopharm đang phát triển hai loại vắc xin sử dụng khẩn cấp và Sinovac cũng đã xác nhận rằng ít nhất hàng chục nghìn người đã được tiêm chủng. Ngoài ra, Sinopharm cũng cho biết, họ đã tiêm hàng trăm nghìn liều, một trong các loại vắc xin này yêu cầu một cá nhân được tiêm hai hoặc ba mũi.

Bắc Kinh đã thực hiện một cách tiếp cận công khai từ trên xuống để xác nhận các vắc xin thử nghiệm và thúc đẩy sự hỗ trợ của cộng đồng. Trong số những người tiêm chủng sớm có giám đốc điều hành của Sinovac và Sinopharm và giám đốc nghiên cứu của quân đội.

Guizhen Wu, chuyên gia về an toàn sinh học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) trong tuần này tiết lộ rằng, bà cũng đã được tiêm vào tháng 4 khi thông báo về khả năng ít nhất một số loại vắc xin sẽ sẵn sàng để sử dụng công khai vào đầu tháng 11.

“Cho đến nay, trong số những người được tiêm phòng, không có ai bị bệnh. Chương trình tiêm chủng hoạt động rất tốt và không có tác dụng phụ nào xảy ra”, Guizhen Wu nói trên kênh truyền hình quốc gia.

Lo ngại về vấn đề an toàn

Cách tiếp cận của Trung Quốc trái ngược hoàn toàn với cách tiếp cận của nhiều nước phương Tây, nơi các chuyên gia đã cảnh báo không cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin chưa hoàn thành thử nghiệm, với lý do thiếu hiểu biết về hiệu quả lâu dài và các tác dụng phụ tiềm ẩn.

“Bạn đang tiêm vắc xin cho mọi người và bạn không biết liệu nó có bảo vệ được họ hay không”, Anna Durbin, một nhà nghiên cứu vắc xin tại Đại học Johns Hopkins, đã mô tả chương trình sử dụng khẩn cấp của Trung Quốc là “rất có vấn đề”, nói rằng không thể đánh giá hiệu quả mà không có nhóm kiểm soát tiêu chuẩn thử nghiệm lâm sàng.

Sự an toàn của vắc xin đã được chú trọng vào tuần trước khi AstraZeneca tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đối với vắc xin Covid-19, một trong những loại vắc xin tiên tiến nhất đang được phát triển.

Công ty đã nối lại các thử nghiệm ở Anh vào cuối tuần qua khi nhận được đèn xanh từ các cơ quan giám sát an toàn, và cùng với các nhà sản xuất vắc xin hàng đầu phương Tây khác đã cam kết duy trì các tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học và từ chối mọi áp lực chính trị để thúc đẩy quá trình.

Nga là một trong số ít các quốc gia khác cho phép sử dụng vắc xin thử nghiệm, việc chế tạo vắc xin “Sputnik V” của riêng mình là bắt buộc đối với một số nhóm người bao gồm cả giáo viên.

Ấn Độ đang xem xét việc cấp phép khẩn cấp vắc xin, đặc biệt cho người già và những người ở những nơi làm việc có nguy cơ cao.

Các quốc gia tiềm kiếm nguồn mua vắc xin

UAE đã cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin Sinopharm trong tuần này, đây là đợt kiểm tra khẩn cấp quốc tế đầu tiên đối với một trong những loại vắc xin của Trung Quốc sau 7 tuần thử nghiệm trên người ở quốc gia Ả Rập vùng Vịnh.

Một nguồn tin quen thuộc nói với Reuters rằng, CanSino đã được một số quốc gia tiếp cận, cho biết thêm sự chấp thuận của quân đội đã giúp thu hút sự quan tâm của nước ngoài.

Zhang Yuntao, Phó chủ tịch Sinopharm nói với Reuters rằng, công ty của ông đã nhận được sự quan tâm từ nước ngoài để mua khoảng 500 triệu liều vắc xin thử nghiệm.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm thứ Hai (14/9) đã tuyên bố sẽ ưu tiên Trung Quốc và Nga trong việc mua vắc xin toàn cầu và nói rằng, Chính phủ Philippines đã đàm phán với cả hai quốc gia.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục