Bà Hoa Xuân Ánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Cơ sở Tiếp cận Toàn cầu Vắc xin Covid-19, hay còn gọi là Covax, được thiết kế để đảm bảo tất cả các quốc gia đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận vắc xin phù hợp, an toàn và hiệu quả.
“Mục đích của Trung Quốc rất phù hợp với mục tiêu của Covax”, bà Hoa nói.
Vào tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết rằng vắc xin Covid-19 do Trung Quốc phát triển sẽ được chia sẻ với thế giới. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận họ sẽ trở thành một thành viên của Covax.
Tại một cuộc họp báo khác vào tháng trước, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này đang nghiên cứu việc tham gia vào Covax.
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, cách tiếp cận đa phương trong phát triển và triển khai vắc xin sẽ có ý nghĩa nhất nếu thế giới muốn tránh sự xung đột và bên cạnh đó, sự kém hiệu quả chắc chắn sẽ phát sinh nếu các quốc gia làm như vậy một mình.
Các quốc gia nghèo hơn nói riêng có thể không làm được điều đó nếu không có sự điều phối trung tâm và tài trợ cho việc phát triển vắc xin.
Bà Hoa cho biết, Trung Quốc đang tạo mối liên hệ chặt chẽ bao gồm cả tham gia vào một hội nghị trực tuyến hôm 1/9 với WHO, Liên minh Đổi mới Phòng chống Dịch bệnh (CEPI) và Gavi, Liên minh toàn cầu vắc xin.
Trong hội nghị, bà Hoa cho biết, các bên đã trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan và cho biết họ sẽ làm việc cùng nhau để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin.
“Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục mối liên hệ chặt chẽ với những người khởi xướng Covax”, bà Hoa nói.
Mặc dù không có cam kết đầy đủ, lập trường của Bắc Kinh đáng khích lệ hơn là của Washington, vốn đã hoàn toàn từ chối tham gia.
“Mỹ sẽ tiếp tục cam kết với các đối tác quốc tế của Mỹ để đảm bảo có thể đánh bại virus nhưng chúng tôi sẽ không miễn cưỡng tham gia với các tổ chức đa phương chịu ảnh hưởng của WHO và Trung Quốc”, theo phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere cho biết trong một tuyên bố.