Trao quyền khởi kiện nợ BHXH cho công đoàn: Còn nhiều bế tắc

(ĐTCK) Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2014, từ 1/1/2016, tổ chức công đoàn được giao quyền khởi kiện doanh nghiệp, cá nhân nợ BHXH. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm quy định này có hiệu lực, tổ chức công đoàn chưa khởi kiện thành công một vụ nào.
Người lao động khó kiện ông chủ mình Người lao động khó kiện ông chủ mình

Nguyên nhân được chỉ ra là do vướng mắc về pháp lý, bất cập giữa một số quy định trong các Luật, Bộ luật là: Lao động, BHXH, Công đoàn và Tố tụng dân sự.

Thêm vào đó, năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở hiện nay chưa thể đáp ứng được nhiệm vụ khởi kiện, tham gia tố tụng...  

Tình trạng nợ, trốn đóng BHXH và khởi kiện gặp khó đã gây thêm tâm lý lo ngại, hoang mang cho người lao động (NLĐ). Việc xử lý các khoản nợ này dường như vẫn chưa có phương án giải quyết thỏa đáng.

Công đoàn cơ cở khó kiện ông chủ của mình

Về vấn đề này, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: "Công đoàn cấp trên có khả năng đầy đủ hơn khi thực hiện việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH. Đồng thời, công đoàn cấp trên thực hiện khởi kiện sẽ không cần sự uỷ quyền của công đoàn cấp dưới và người lao động.

Đồng quan điểm trên, ông Đào Việt Ánh, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam, cho biết: "Luật BHXH và Luật Công đoàn quy định công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp (với những đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở) có trách nhiệm đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện ra Toà".

Trao quyền khởi kiện nợ BHXH cho công đoàn: Còn nhiều bế tắc ảnh 1

Công đoàn cở sở khó kiện ông chủ của mình (ảnh internet)

“Tuy nhiên, việc khởi kiện như trên phải do công đoàn cơ sở hoặc phải có giấy ủy quyền của người lao động. Đây là một khó khăn khiến việc khởi kiện của tổ chức công đoàn chưa phát huy hiệu quả”, ông Đào Việt Ánh cho biết.

Ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội cũng cho biết: "Luật quy định công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện với sự ủy quyền của tất cả người lao động nhưng vì công đoàn cơ sở lại ở ngay trong lòng doanh nghiệp và ăn lương của doanh nghiệp nên không có chuyện chủ tịch công đoàn cơ sở đứng ra khởi kiện chính giám đốc doanh nghiệp, bản thân người lao động cũng không muốn khởi kiện ông chủ người ta. 

Bên cạnh đó, ông Lợi cho biết thêm, "Theo quy định của pháp luật hiện nay thì công đoàn cấp trên được quyền can thiệp hỗ trợ và tư vấn cho công đoàn cơ sở hoặc doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn. Như vậy, họ hoàn toàn có thể đứng ra khởi kiện thay cho tổ chức công đoàn cơ sở đó mà không trái với các quy định của pháp luật".

"Số nợ đọng BHXH lên đến 14 nghìn tỷ như hiện nay là rất đáng báo động", ông Lợi nhuấn mạnh.

Vì vướng Luật

Theo ông Mai Đức Chính, thực tiễn triển khai cho thấy việc uỷ quyền khởi kiện không đơn giản.

Theo quy định, người lao động muốn uỷ quyền cho công đoàn cơ sở hay công đoàn cấp trên khởi kiện thì phải tuân theo thủ tục: Xin xác nhận của UBND xã, phường hoặc cơ quan công chứng làm thủ tục, đóng lệ phí 130.000 đồng/người.

Công đoàn cơ sở ở ngay trong lòng doanh nghiệp và ăn lương của doanh nghiệp nên không có chuyện chủ tịch công đoàn cơ sở đứng ra khởi kiện chính giám đốc doanh nghiệp, bản thân người lao động cũng không muốn khởi kiện ông chủ người ta. 

“Như vậy, với những doanh nghiệp có hàng ngàn người bị vi phạm quyền lợi BHXH, nghĩa là phải cần tới 1,2 hoặc 10 ngàn lao động sự uỷ quyền với công đoàn sẽ phức tạp. Và khi đó, việc tranh chấp sẽ được coi là tranh chấp cá nhân. Toà án sẽ phải xử từng vụ một và có nghĩa là phải thụ lý hàng ngàn vụ án nhỏ. Đây là điều bất khả thi”, ông Mai Đức Chính cho biết.

Chia sẻ kinh nghiệm 1 vụ kiện nợ BHXH khi còn công tác ở Liên đoàn lao động TP. Hồ Chí Minh, ông Mai Đức Chính nói: “Chỉ có 29 người lao động uỷ quyền cho đại diện công đoàn, nhưng phải qua nhiều cấp toà sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm trong suốt 3 năm. Chưa kể việc khó khăn liên hệ với từng người lao động khi họ đã đi kiếm việc nơi khác".

Trao quyền khởi kiện nợ BHXH cho công đoàn: Còn nhiều bế tắc ảnh 2

Ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội cho biết: "Sự chồng chéo và khoảng trống về pháp luật thực hiện BHXH được cho là nguyên nhân chính khiến khởi kiện bế tắc". 

 

"Do đó, nếu chỉ dựa vào cách người lao động uỷ quyền trực tiếp cho công đoàn cũng khó thực hiện vì tốn thời gian, công sức. Tới đây, chúng ta sẽ phải sửa Luật BHXH theo hướng công đoàn cấp trên và BHXH Việt Nam cùng khởi kiện doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH. Không cần sự uỷ quyền của công đoàn cơ sở và người lao động” - ông Mai Đức Chính nói.

Trong khi đó, theo ông Bùi Sĩ Lợi: "Sự chồng chéo và khoảng trống về pháp luật thực hiện BHXH được cho là nguyên nhân chính khiến khởi kiện bế tắc.

Để tổ chức công đoàn khởi kiện và được toà án chấp nhận thụ lý vụ án khởi kiện, cần phải căn cứ vào Bộ luật Tố tụng dân sự, thế nhưng Luật BHXH có hiệu lực từ 1/1/2016, Luật Tố tụng dân sự thì ngày 1/7/2016 mới có hiệu lực. Tiếp theo đó, Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ 1/7/2016, nhưng phải tạm dừng để chờ tới kỳ họp Quốc hội tới đây cho ý kiến. Quan điểm của các vị khách mời về sự bất cập này?".

Nhất Nam

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục