Chọn mua trái phiếu doanh nghiệp: Lãi suất chỉ là “điều kiện cần”

(ĐTCK)  Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán VNDIRECT, trong tháng 9/2019, giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại Việt Nam tăng mạnh 62% so với tháng 8, đạt xấp xỉ 19.452 tỷ đồng, số lượng đợt phát hành ra công chúng cũng nhiều nhất từ trước đến nay. Ông Nguyễn Vũ Long, Giám đốc Khối Thị trường vốn, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho biết, mức lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm được xem là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư và tạo nên sức nóng cho kênh huy động vốn này.
Chọn mua trái phiếu doanh nghiệp: Lãi suất chỉ là “điều kiện cần”

Lãi suất cao thì rủi ro cũng không nhỏ

Trái phiếu doanh nghiệp mang lại lợi nhuận cao vượt trội so với hình thức gửi tiết kiệm. Nhưng liệu sản phẩm này có tiềm ẩn rủi ro không, thưa ông?

Với nhà đầu tư, thông thường có 2 rủi ro chính khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp: rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Ông Nguyễn Vũ Long, Giám đốc Khối Thị trường vốn, Công ty Chứng khoán VNDIRECT

Rủi ro tín dụng là rủi ro khi công ty phát hành trái phiếu không trả được các khoản lãi hoặc gốc trái phiếu khi đến hạn, dẫn đến việc nhà đầu tư bị mất vốn.

Như chúng ta đã biết, tại các thị trường phát triển, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như S&P, Moody's, Fitch... đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra đánh giá, xếp hạng đối với tổ chức phát hành để làm cơ sở lựa chọn cho nhà đầu tư trước khi ra quyết định. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay chưa có những tổ chức như thế này dẫn đến việc nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, gặp khó khăn trong việc đánh giá độ uy tín của công ty phát hành trái phiếu.

Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi nhà đầu tư muốn bán lại trái phiếu trước hạn nhưng không thể tìm được người mua lại.

Thử hình dung nếu một trái phiếu phát hành 3 năm nhưng sau 6 tháng hay 1 năm, nhà đầu tư cần tiền thì có bán được trái phiếu đấy trên thị trường niêm yết không và lợi nhuận lúc đó như thế nào. Nếu không hiểu rõ các kịch bản có thể xảy ra, nhà đầu tư dễ rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi không thể chủ động huy động vốn khi cần.

Chỉ “xuống tiền” khi có đầy đủ thông tin để đánh giá rủi ro

Là chuyên gia lâu năm trong ngành tài chính, theo ông, nhà đầu tư có thể làm gì để hạn chế những rủi ro nêu trên?

Trước hết, nhà đầu tư cá nhân nên xác định rõ lãi suất không phải là yếu tố duy nhất, cũng không phải là yếu tố quan trọng nhất để quyết định mua hay không mua trái phiếu của một doanh nghiệp. Lãi suất cao thường sẽ đi kèm với rủi ro cao. Thay vào đó, đối với nhà đầu tư cá nhân, yếu tố hàng đầu khi lựa chọn trái phiếu là độ an toàn của trái phiếu đó.

Nhà đầu tư cần yêu cầu tổ chức phát hành và đơn vị phân phối cung cấp chi tiết  đầy đủ thông tin và hồ sơ liên quan đợt phát hành trái phiếu như: hồ sơ pháp lý của  tổ chức phát hành, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bản công bố thông tin phát hành trái phiếu,  mục đích huy động vốn, dòng tiền trả nợ, hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo … Đây là những thông tin cần thiết để giúp nhà đầu tư hiểu và có thể đánh giá được rủi ro liên quan đến các đợt phát hành trái phiếu.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu rõ khả năng giao dịch trên thị trường thứ cấp của trái phiếu đó như thế nào hoặc tổ chức phân phối có hỗ trợ tìm người mua đối ứng hay không, tỷ lệ khách hàng bán lại trái phiếu thành công trên thị trường thứ cấp là bao nhiêu và chi phí bán lại như thế nào.

Theo ông, giữa rất nhiều trái phiếu đang chào bán trên thị trường với lãi suất vô cùng hấp dẫn, ông có lời khuyên nào cho nhà đầu tư khi lựa chọn trái phiếu? 

Theo tôi, nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn trái phiếu của các doanh nghiệp uy tín, phù hợp với khẩu vị rủi ro và mục tiêu đầu tư chứ không chỉ tập trung vào lãi suất. Thứ hai, nhà đầu tư nên mua trái phiếu doanh nghiệp được tư vấn phát hành bởi các công ty chứng khoán lớn, có uy tín trên thị trường.

Các tổ chức tư vấn phát hành có thể hỗ trợ trong việc thẩm định các thông tin liên quan đến sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, tính hiệu quả của phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành cũng như đánh giá về tài sản đảm bảo (nếu có), qua đó giúp nhà đầu tư có đầy đủ thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Cuối cùng, nhà đầu tư nên ưu tiên mua và giao dịch trái phiếu từ công ty chứng khoán hoặc ngân hàng có hỗ trợ thanh khoản, tìm đối tác mua bán lại khi khách hàng có nhu cầu rút vốn.

Hưởng trọn ưu đãi kép - Cộng lãi suất tối đa 0,4%/năm cùng Trái phiếu D-Bond:

“Đầu tư càng lớn, lãi suất càng cao”: Với giá trị đầu tư càng lớn, nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi cộng lãi suất, tối đa lên tới 0,3%/năm.

“Giao dịch online nhận ngay ưu đãi”: Khi đặt lệnh online, nhà đầu tư sẽ được áp dụng đồng thời chính sách cộng 0.1%/giao dịch.

Đăng ký nhận tư vấn tại đây: http://bit.ly/dau_tu_trai_phieu_dautuchungkhoan

Hoàng Minh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ