So với cùng kỳ năm trước, số giấy phép tăng 11% nhưng vốn giảm 19,2%.Trong đó, doanh nghiệp được cấp phép mới chủ yếu thuộc khu vực thương mại, dịch vụ, với 1.675 doanh nghiệp, cùng vốn đăng ký đạt 19.507 tỷ đồng.
Cụ thể, 9 ngành dịch vụ chủ yếu của Thành phố có 1.523 doanh nghiệp, chiếm 73,2% trong tổng số doanh nghiệp mới thành lập cùng vốn đăng ký là 18.795 tỷ đồng.
Một số ngành hoạt động có tỷ trọng cao trong khu vực như hoạt động kinh doanh bất động sản 120 đơn vị, tăng 2,6%; vốn đăng ký 7.589 tỷ đồng, chiếm 38,9% tổng vốn khu vực này, tăng 74%.
Thương nghiệp có 749 doanh nghiệp, tăng 8,9%; vốn đăng ký đạt 6.372 tỷ đồng, chiếm 32,7%, tăng 2,6 lần.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tại TP.HCM, tháng 01/2020.
Dù vậy, từ ngày 1/1/2019 đến ngày 31/12/2019, trên địa bàn Thành phố đã có 5.200 doanh nghiệp giải thể, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động là 8.862 đơn vị, tăng 41,1%, chuyển đi tỉnh thành khác là 496 doanh nghiệp, tăng 40,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 1 là thời điểm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, các hoạt động mua sắm trên địa bàn diễn ra sôi động, nhộn nhịp, đặc biệt lượng người tới mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại tăng cao.
Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) tháng 1 năm 2020 của TP.HCM ước thực hiện 5.155 tỷ đồng, đạt 5,1% dự toán (giảm 17,5% so với cùng kỳ).
Nhờ đó, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Thành phố trong tháng đầu năm ước đạt hơn 112.700 tỷ đồng, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước.
Lội ngược dòng so với các mặt hàng xuất khẩu trong tháng 1 đều giảm so với cùng kỳ năm 2019 thì máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện; gạo và rau củ quả trở thành điểm sáng với giá trị xuất khẩu vẫn tăng cao, đạt lần lượt 92,6%, 25,1% và 22,6%.