Cụ thể, Trung tâm điều hành đô thị thông minh sẽ là nơi tổng hợp các nguồn thông tin, dữ liệu quan trọng của đô thị được trang bị các công nghệ tiên tiến đáo ứng khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai.
Trong đó, Thành phố ưu tiên áp dụng các chuẩn công nghệ mở, cho phép tích hợp các tính năng bổ sung khi cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu điều hành quản lý tổng thế của lãnh đạo thành phố qua đó giúp giám sát phân tích đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ ra quyết định xây dựng cơ chế chính sách định hướng phát triển Thành phố.
Đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức cơ quan chức năng dễ dàng giao tiếp phối hợp và đồng bộ háo các thông tin hoạt động theo thời gian thực để vừa cung cấp bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của Thành phố cho lãnh đạo các cấp vừa nâng tầm chất lượng các dịch vụ phục vụ người dân.
Với Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội TP HCM giai đoạn 2018-2020 mô phỏng xu hướng phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các lĩnh vực Iên quan đến các chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu thuộc giai đoạn 2015-2020 của Thành phố phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Thành ủy, UBNDTP và các cơ quan liên quan.
Từ năm 2021 trở đi Trung tâm sẽ mở rộng phạm vi mô phỏng xu hướng phát triển đối với tất cả các lĩnh vực thuộc Đề án đô thị thông minh….
Phát biểu tại hội nghị ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành ủy TP HCM cho biết, TP sẽ đảm bảo an ninh an toàn cho hệ thống hạ tầng an ninh mạng, thực hiện Chính phủ điện tử, định hướng phát triển môi trường chuẩn internet vạn vật…
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành ủy TP HCM (ảnh Lê Toàn)
Ông Nhân cũng đề các doanh nghiệp các nhà khoa học, các đại biểu làm sáng tỏ các vấn đề như: Đầu vào của trung tâm mô phỏng dự báo và TP thông minh là gì? Đầu ra của 2 trung tâm và tác dụng của 2 Trung tâm; Thiết kế cơ cấu chức năng như thế nào? Cấu phần phần cứng và mềm cần sử dụng cho 2 trung tâm; Tình hình cung cấp phần cứng và mềm được phục vụ cho 2 trung hiện nay trên thị trường như thế nào sử dụng an toàn không? Có cập nhật hàng năm không? Kinh nghiệm vận hành những trung tâm này ở một số quốc gia; Tổ chức lực chọn các DN cung cấp giải pháp tổng thể cho các trung tâm này như thế nào? Chi phí vận hành tổ chức, với chi phí hợp lý chất lượng tốt; Tiêu chí lựa chọn các nhà doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ này đấu thầu cạnh tranh ra sao…
Qua hội nghị TP HCM mong muốn các Bộ ngành, nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, các nhà khoa học, chuyên gia tronng và ngoài nước tiếp tục chung tay cùng TP xây dựng hai trung tâm này.
TP HCM cũng mong muốn năm 2018-2019 phải xây dựng được mô hình kiến trúc tổng thể của các Trung tâm này; Từ năm 2020 trở đi sẽ tiến hành triển khai thí điểm các mô hình này tại Q1, Q12 và Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
“Là người đi sau nên TP rất cần học hỏi kinh nghiệm phát triển từ những TP đã đi trước, những DN các chuyên gia nhà khoa học đã từng xây dựng mô hình này… “, Bí thư Nhân chia sẻ.
Trao đổi về kinh nghiệm thu hút các nguồn vốn xây dựng TP thông minh, ông Jeff Winbourne – Giám đốc Điều hành, Công ty tư vấn Winbourne Consulting nói rằng, Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thu hút được các nhà đầu tư tư nhân, Việt Nam cần nâng cao điểm tín dụng mới có thể thu hút được các nhà đầu tư này. Việt Nam cũng có thể xây dựng cơ sở hạ tầng với các quỹ ủy thác, TP HCM cũng không ngoại lệ. Có nhiều quỹ tư nhân bên ngoài đến để đầu tư. Cần thu hút sự chú ý từ nhiều quỹ đầu tư hơn nữa trong các dự án này.
“Để bắt đầu các dự án này TP HCM cũng cần có nguồn ngân sách ban đầu là hơn 100 triệu USD”, ông Jeff Winbourne nói.
Các đại biểu dự hội nghị (ảnh Lê Toàn)
Những thành phố thông minh thành công đều có nhưng chiến lược bảo vệ bí mật và chia sẻ dữ liệu chung từ các dịch vụ khẩn cấp, nước, điện đường xá giao thông, công trình công cộng, an ninh công cộng và môi trường…
Theo ông Martin Yates, TP HCM mới đầu bắt đầu từ những dự án riêng và sau đó sẽ tích hợp dần những tiện ích riêng có thể 5-10 năm hay 20 năm chính vì vậy máy móc và kiến trúc phài có hệ thống tích hợp các dữ liệu này chứ không thể vài năm là thay đổi.
“Có 3 vấn đề qua trọng trong việc xây dựng TP thông minh: An ninh (bảo mật, hệ thống quét dò mã độc, trung tâm dữ liệu dự phòng ngừa trường hợp bị tấn công) - thiết kế - nguồn vốn dài hạn để đầu tư liên tục. Bảo vệ trung tâm điều hành thông minh của TP HCM là ưu tiên số 1. Trong một TP an toàn chúng ta bổ sung nhiều chức năng đa dạng. Đào tạo nhân lực vận hành cũng là việc không thể tách rời trong việc xây dựng thành phố thông minh”.
“Singapore là số 1 trên thế giới khi nói về TP thông minh và thành phố an ninh. Hy vọng trong vài năm nữa TP HCM sẽ vươn lên Top 5 nhóm các thành phố thông minh”, ông Martin Yates nói.