Diễn biến thị trường chứng khoán tuần cuối cùng của tháng 9 khá lình xình. Trong khi sàn HOSE đảo chiều giảm nhẹ sau chuỗi 5 tuần tăng liên tiếp khi thử thách thất bại ngưỡng 810 điểm, thì sàn HNX vẫn vững vàng đi lên bất chấp dòng vốn ngoại ồ ạt rút ròng và có tuần bán ròng kỷ lục nhất tuần đầu năm.
Tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index giảm 2,71 điểm (-0,3%) xuống 804,42 điểm; còn HNX-Index tăng 1,14 điểm (+1,1%) lên 107,66 điểm.
Cùng với xu hướng đi ngang trong biên độ hẹp của thị trường, tuần qua các nhóm cổ phiếu cũng có sự phân hóa rõ rệt. Trong đó, bên cạnh những mã mất hơn nửa giá trị, nhiều mã khác lại duy trì đà tăng tốc với mức tăng vượt trội lên tới 100%, đồng thời thị trường cũng chứng khiến cú "nhào lộn" của nhiều mã khi từ vị trí dẫn đầu top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần trước lên dẫn đầu cổ phiếu tăng mạnh trong tuần này và ngược lại.
Trên sàn HOSE, SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương đã có màn lội ngược dòng thành công. Sau tuần giao dịch tiêu cực khi liên tiếp chịu áp lực bán mạnh, cổ phiếu SCD đã đảo chiều tăng trần liên tục trong cả tuần. Qua đó, giá cổ phiếu SCD đã tăng 11.000 đồng/CP, tương ứng tăng 40% và trở thành quán quân của tuần cuối tháng 9.
Cũng có cú nhào lộn thành công là cổ phiếu RIC của CTCP Quốc tế Hoàng Gia và tiếp tục duy trì vị trí xếp hạng ngay sau SCD. Như vậy, trong tuần này, RIC trở thành á quân trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất, với mức tăng 16.95%.
Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng tiếp tục chứng kiến sự bứt phá của cổ phiếu Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (mã BHN). Dù “khá nặng” khi nằm trong top 10 mã có thị giá cao nhất thị trường, nhưng tuần qua, BHN tiếp tục tiến bước và củng cố vị thế trong bảng xếp hạng. Từ vị trí thứ 5 trong tuần trước, BHN đã leo lên đứng thứ 3 với mức tăng 16,43% khi liên tiếp đón nhận 2 phiên tăng trần cuối tuần nhờ thông tin thoái vốn nhà nước.
Mã |
Giá ngày 29/9 |
Giá ngày 22/9 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 29/9 |
Giá ngày 22/9 |
Biến động giảm (%) |
SCD |
38.5 |
27.5 |
40 |
FIT |
8.88 |
12.35 |
-28,1 |
RIC |
8.14 |
6.96 |
16,95 |
HAI |
8.18 |
10.2 |
-19,8 |
BHN |
124.7 |
107.1 |
16,43 |
SII |
19.6 |
24 |
-18,33 |
VDS |
11.75 |
10.1 |
16,34 |
ROS |
107.1 |
128.7 |
-16,78 |
SAV |
12.55 |
10.8 |
16,2 |
TSC |
4.16 |
4.97 |
-16,3 |
PTL |
4.79 |
4.18 |
14,59 |
KPF |
4.84 |
5.77 |
-16,12 |
BTT |
39.8 |
35.5 |
12,11 |
CCL |
4.52 |
5.25 |
-13,91 |
D2D |
54 |
48.2 |
12,03 |
QCG |
16.5 |
19 |
-13,16 |
SVI |
47 |
42 |
11,9 |
HAR |
12.15 |
13.75 |
-11,64 |
CLW |
19.5 |
17.45 |
11,75 |
LDG |
16.1 |
18 |
-10,56 |
Trái lại, hàng loạt mã thị trường có tính đầu cơ cao đã liên tiếp chịu áp lực bán và rơi vào top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần như FIT, HAI, TSC, QCG, HAR, LDG. Trong đó, FIT dẫn đầu bảng xếp hạng với mức giảm 28,1% khi có tới 4 phiên giảm sàn.
Ngoại trừ FIT, các cổ phiếu đầu cơ khác cũng như các mã còn lại trong bảng xếp hạng có biên độ khá hẹp với mức giảm nằm trong khoảng 10-20%.
Trên sàn HNX, biên độ tăng thu hẹp khi không có mã nào tăng vượt trội 50%. Trong đó, DL1 của CTCP Đầu tư Phát triển Dịch vụ Công trình Công cộng Đức Long Gia Lai sau khi được ghi nhận trong tuần trước, đã tiếp tục nối dài chuỗi ngày tăng mạnh và trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần cuối tháng 9.
Với 5 phiên tăng mạnh liên tiếp, trong đó có 2 phiên tăng trần đầu tuần, đã đưa giá cổ phiếu DL1 từ mức 14.800 đồng/CP lên mức 20.500 đồng/CP, tương ứng tăng 38,51%. Và tính chung cả tháng 9, DL1 cũng là một trong những cổ phiếu có mức tăng trưởng vượt trội, đạt 78,57%.
Tiếp đó, SJC của CTCP Sông Đà 1.01 dù có phiên đầu tuần giảm sâu nhưng những phiên tăng trần liên tiếp sau đó đã giúp cổ phiếu này đứng ở vị trí thứ 2 với mức tăng hơn 30%.
Tuần qua, trên sàn HNX đã đón nhận thành viên mới là CTCP Thép Mê Lin. Cũng như nhiều tân binh trước đây, MEL đã có phiên chào sàn tăng mạnh, tuy sau đó cổ phiếu này đã điều chỉnh nhẹ nhưng vẫn có được chỗ đứng khá cao trong bảng xếp hạng với vị trí 3 khi tăng 24,67%.
Mã |
Giá ngày 29/9 |
Giá ngày 22/9 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 29/9 |
Giá ngày 22/9 |
Biến động giảm (%) |
DL1 |
20.5 |
14.8 |
38,51 |
KLF |
3.8 |
6.2 |
-38,71 |
SJC |
9.3 |
7.1 |
30,99 |
NDF |
8.1 |
10.8 |
-25 |
MEL* |
18.7 |
15 |
24,67 |
TTH* |
7.9 |
10.04 |
-21,32 |
L44 |
2.2 |
1.8 |
22,22 |
INC |
6.7 |
8.5 |
-21,18 |
SDU |
35.3 |
29.2 |
20,89 |
VMS |
9.1 |
11 |
-17,27 |
TMB |
7 |
5.9 |
18,64 |
TSB |
11.1 |
13.2 |
-15,91 |
SCI |
9 |
7.7 |
16,88 |
BTS |
5.5 |
6.3 |
-12,7 |
VGP |
27 |
23.1 |
16,88 |
KHL |
0.7 |
0.8 |
-12,5 |
VE1 |
10 |
8.6 |
16,28 |
MKV |
12 |
13.6 |
-11,77 |
HAT |
42.6 |
37 |
15,14 |
VC7 |
17.8 |
20.1 |
-11,44 |
Ở chiều ngược lại, sau tuần giao dịch bùng nổ với thông tin sẽ trình ĐHCĐ bất thường lần 1/2017 phương án phát hành 450 tỷ đồng cổ phần cho cổ đông hiện hữu và chào bán riêng lẻ 530 tỷ đồng cho các cổ đông khác, cổ phiếu KLF đã có màn lao dốc mạnh trong tuần cuối tháng 9.
Với 5 phiên liên tiếp giảm sàn, cổ phiếu KLF đã đánh mất toàn bộ thành quả có được trong tuần trước khi từ mức giá 6.200 đồng/CP rơi về mức 3.800 đồng/CP, tương ứng giảm 38,71%.
Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu KLF vẫn sôi động với những phiên khớp hàng chục triệu đơn vị. Tính trung bình trong tuần qua, khối lượng khớp lệnh của KLF đạt 17,65 triệu đơn vị/phiên, tăng hơn 30% so với tuần trước đó (13,3 triệu đơn vị/phiên) dù thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm.
Trên sàn UPCoM, VKD của Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa - FIT Beverage tiếp tục bứt phá mạnh. Sau những phiên dẫm chân tại chỗ vào đầu tháng 9, cổ phiếu VKD đã có chuỗi ngày “đẹp như mơ” khi liên tiếp khoác áo tím.
Với 12 phiên tăng trần, giá cổ phiếu VKD đã tăng tới gần 400% từ mức giá 13.900 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 31/8) lên mức 69.200 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 29/9). Đây cũng là mức giá cao nhất của VKD kể từ ngày chào sàn (tháng 4/2010). Trong đó, tính riêng tuần cuối cùng của tháng, cổ phiếu VKD đã tăng giá 100% và tiếp tục giữ vị trí quán quân của thị trường.
Mới đây, VKD đã thông báo, ngày 16/10 tới sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ bất thường lần 1/2017 để thông qua nhiều nội dung. Trong đó, đáng quan tâm là việc lấy ý kiến để thực hiện chuyển cổ phiếu VKD sang niêm yết trên HNX hoặc HOSE. Thông tin này có thể là một trong những nguyên nhân tiếp thêm sức mạnh cho cuộc tăng tốc của VKD.
Sau hàng loạt phiên nằm bất động kể từ ngày chào sàn, KGU của CTCP Phát triển Đô thị Kiên Giang đã bắt đầu “nhúc nhích” trong tuần trước và sang tuần cuối cùng của tháng 9, cổ phiếu này đã có màn đột phá ngoạn mục. Với 5 phiên tăng trần liên tiếp, giá cổ phiếu KGU đã được kéo từ mức 18.400 đồng/CP lên mức 35.800 đồng/CP, tương ứng tăng 94,57%.
Mã |
Giá ngày 29/9 |
Giá ngày 22/9 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 29/9 |
Giá ngày 22/9 |
Biến động giảm (%) |
VKD |
69.2 |
34.6 |
100 |
ATB |
3 |
6 |
-50 |
KGU |
35.8 |
18.4 |
94,57 |
RGC |
4.7 |
8.7 |
-45,98 |
TSJ |
16.3 |
10.2 |
59,8 |
HNB |
20.4 |
35.2 |
-42,05 |
CNH |
17.7 |
11.7 |
51,28 |
DTN |
5.4 |
9 |
-40 |
CID |
5 |
3.4 |
47,06 |
HPT |
8.1 |
13 |
-37,69 |
VLW |
12 |
8.7 |
37,93 |
TEL* |
7 |
10.8 |
-35,19 |
UPC |
16.9 |
12.6 |
34,13 |
X18 |
3.5 |
5.1 |
-31,37 |
PND |
7.9 |
5.9 |
33,9 |
NBW |
15.4 |
22.3 |
-30,94 |
PEQ |
21 |
15.7 |
33,76 |
HFC |
10 |
14 |
-28,57 |
SVG |
5.5 |
4.2 |
30,95 |
S96 |
0.6 |
0.8 |
-25 |
Trong khi đó, ATB của CTCP An Thịnh vẫn duy trì những phiên lao dốc mạnh và là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần. Cụ thể, với 5 phiên giảm liên tiếp, trong đó có tới 4 phiên giảm sàn đã kéo giá cổ phiếu ATB từ mức 6.000 đồng/CP xuống còn 3.000 đồng/CP, tương ứng giảm 50%.
Đứng ở vị trí tiếp theo, RGC của Công ty cổ phần Đầu tư PV – Inconess và HNB của CTCP Bến xe Hà Nội cũng có tuần giao dịch tiêu cực khi liên tiếp giảm mạnh và nằm sàn, với tổng mức giảm tương ứng 45,98% và 42,05%.
Còn DTN của Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất, dù chỉ giảm sàn 1 phiên duy nhất nhưng sau chuỗi ngày dài nằm bất động ở mốc tham chiếu, cổ phiếu này đã giảm hết biên độ 40% và đứng ở vị trí thứ 4 của bảng xếp hạng.