Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu chứng khoán và khoáng sản bùng nổ

(ĐTCK) Bên cạnh cặp đôi nóng HAI và HAR, tuần qua thị trường đón nhận đợt sóng tăng mạnh của nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ với tâm điểm là nhóm chứng khoán và khoáng sản.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu chứng khoán và khoáng sản bùng nổ

Cùng với thanh khoản được cải thiện, thị trường tiếp tục tăng điểm khá tốt trong tuần đầu tháng 8. Mặc dù VN-Index “lỗi hẹn với” mốc 790 điểm nhưng chỉ số này cũng đã liên tiếp tạo đỉnh mới khi đóng cửa qua các phiên giao dịch.

Trong đó, với 4 phiên tăng điểm và chỉ duy nhất 1 phiên điều chỉnh nhẹ vào giữa tuần (ngày 2/8), VN-Index đã tăng 11,59 điểm (+1,5%) lên mức 788,68 điểm. Tương tự, HNX-Index đã tăng 1,39 điểm (+1,4%) lên 101,94 điểm cũng với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì đà tăng khá tốt và tiếp tục đảm nhận là trụ cột chính nâng đỡ thị trường. Tuy nhiên, các mã đầu cơ tăng nóng thời gian qua vẫn là tâm điểm của thị trường trong tuần qua khi đà tăng mạnh vẫn chưa có dấu hiệu ngừng nghỉ với những phiên đua trần và tiếp tục lọt vào top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua.

Điển hình trên sàn HOSE là cặp đôi HAI và HAR. Trong đó, HAI đã có chuỗi ngày tăng trần kéo dài với 20 phiên khoác áo tím. Tính trong gần 1 tháng qua, giá cổ phiếu HAI đã có mức tăng khủng 278,85% từ mức giá 5.200 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 7/7) lên mức 19.700 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 4/8).

Bên cạnh sự bứt phá của các mã đầu cơ quen thuộc trên, tuần qua thị trường còn đón nhận đợt sóng mới đến từ các mã khoáng sản. Cụ thể, LCM của CTCP Khai thác và Chế biến Khoáng sản Lào Cai cũng đón nhận 5 phiên tăng trần và đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng với tổng mức tăng 39,22%.

Cổ phiếu nhỏ khác trong nhóm khoáng sản là KSH của CTCP Đầu tư và Phát triển KSH và KSA của CTCP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận cũng góp mặt trong bảng với mức tăng tương ứng 24,33% và 16,82%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 31/7-4/8

Giá ngày 4/8

Giá ngày 28/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 4/8

Giá ngày 28/7

Biến động giảm (%)

HAI

19.7

14.15

39,22

HTT

7.9

10.55

-25,12

HAR

14.35

10.35

38,65

NVT

3.55

4.39

-19,13

LCM

1.51

1.1

37,27

TNI

8.8

10.55

-16,59

IJC

13.15

10.3

27,67

CLG

6.1

7.1

-14,09

KSH

3.27

2.63

24,33

VCF

200

230

-13,04

AGR

5.7

4.6

23,91

DQC

40

45.5

-12,09

CMX

6.63

5.45

21,65

BHS

22

24.8

-11,29

CCL

5.16

4.33

19,17

GIL

37

41.7

-11,27

PVD

15.55

13.2

17,8

STT

12

13.5

-11,11

KSA

2.57

2.2

16,82

POM

15.2

17

-10,59

Ở chiều ngược lại, HTT của CTCP Thương mại Hà Tây tiếp tục đón nhận những phiên giao dịch thiếu tích cực. Với 5 phiên giảm liên tiếp, trong đó phiên giữa tuần 2/8 giảm sàn đã đẩy giá cổ phiếu HTT từ mức 10.550 đồng/CP xuống 7.900 đồng/CP, tương ứng giảm 28,2% và là cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HOSE.

Mặc dù cũng như các “tân binh” khác, HTT đã có những phiên chào sàn đầu tháng 7 khá khởi sắc khi liên tiếp tăng trần 3 phiên, tuy nhiên áp lực bán nhanh chóng trở lại khiến cổ phiếu này liên tiếp giảm mạnh. Tính trong gần 1 tháng chào sàn (từ ngày 5/7), giá cổ phiếu này đã giảm 37,3% từ mức 12.600 đồng/CP xuống còn 7.900 đồng/CP.

Đứng ở vị trí thứ 2 là cổ phiếu NVT của CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay có mức giảm 19,13%. Các mã còn lại trong bảng xếp hạng có biên độ khá hẹp với mức giảm trong khoảng 10-17%.

Nguyên nhân chính khiến NVT lao dốc và đón nhận 4 phiên đầu tuần giảm liên tiếp, trong đó có 3 phiên giảm sàn, là do báo cáo kết quả kinh doanh khá tiêu cực.

Cụ thể, trong quý II, mặc dù doanh thu tăng trưởng 52% nhưng NVT bất ngờ báo lỗ gần 300 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 1,3 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ nhất mà NVT từng ghi nhận, đồng thời vượt qua Ocean Group (OGC) để trở thành “quán quân” lỗ quý II tính đến thời điểm này.

Trên sàn HNX, góp mặt vào cuộc đua sóng của các cổ phiếu trong nhóm khoáng sản cũng đã có sự xuất hiện của các mã như KSQ của CTCP Đầu tư KSQ dẫn đầu với mức tăng 50%.

Tiếp đó, KSK của CTCP Khoáng sản Luyện kim màu và ALV của CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới có mức tăng tương ứng 35,71% và 21,7%, lần lượt đứng ở vị trí thứ 3 và thứ 10 trong bảng.

Bên cạnh đó, tuần qua nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng nhen nhóm tạo sóng. Ngoài sự xuất hiện của AGR – CTCK Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên sàn HOSE còn có MBS của CTCK MB và APS của CTCK Châu Á – Thái Bình Dương trên sàn HNX với mức tăng đều đạt 22-23%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 31/7-4/8

Giá ngày 4/8

Giá ngày 28/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 4/8

Giá ngày 28/7

Biến động giảm (%)

KSQ

3.6

2.4

50

TV3

30.3

42.2

-28,2

PJC

37

26.5

39,62

SJC

7

9

-22,22

KSK

1.9

1.4

35,71

SDG

18

22.5

-20

SDA

4.1

3.2

28,13

PMS

20

24.9

-19,68

CMI

6.3

5

26

NHA

12.4

15.3

-18,95

CTT

8.3

6.7

23,88

CMC

9

11.1

-18,92

CVN

5.3

4.3

23,26

HTP

8.5

10.3

-17,48

APS

4.8

3.9

23,08

TV2

138.9

167.4

-17,03

MBS

13.6

11.1

22,52

PDC

5.4

6.5

-16,92

ALV

12.9

10.6

21,7

ASA

3.1

3.7

-16,22

Trái lại, TV3 của CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 3 là cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HNX. Sau tuần giao dịch khởi sắc cuối tháng 7, cổ phiếu TV3 đã bị bán mạnh và liên tiếp giảm sâu trong tuần qua.

Cụ thể, chỉ với duy nhất 1 phiên tăng điểm ngày 1/8 và có tới 4 phiên giảm, trong đó 2 phiên giảm sàn, đã kéo giá cổ phiếu TV3 từ mức 42.200 đồng/CP xuống mức 30.300 đồng/CP, tương ứng giảm 28,2%.

Được biết, mới đây, cổ đông lớn thứ 2 của TV3 là Tổng công ty Điện lực TP. HCM đã bán 506.566 cổ phiếu TV3. Qua đó, tổ chức này giảm sở hữu tại TV3 từ mức 607.879 cổ phiếu, tỷ lệ 12,49% xuống còn 101.313 cổ phiếu, tỷ lệ 2,08% và không còn là cổ đông lớn của Công ty từ ngày 24/7.

Đứng ở vị trí tiếp theo là SJC của CTCP Sông Đà 1.01 và SDG của CTCP Sadico Cần Thơ lần lượt có mức giảm 22,22% và 20%. Các cổ phiếu còn lại trong bảng xếp hạng có mức giảm từ 16-20%.

Trên sàn UPCoM, “tân binh” ART của CTCP Chứng khoán Artex là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua và cũng là quán quân của cả thị trường với mức tăng 84%.

Chỉ với 3 phiên giao dịch nhưng cổ phiếu ART đã liên tiếp tăng trần, đưa giá cổ phiếu này từ mức chào sàn 5.000 đồng/CP lên mức 9.200 đồng/CP.

Là một trong những thành viên của nhóm cổ phiếu chứng khoán, tính đến 28/11/2016, Artex có 3 cổ đông lớn nắm giữ tổng cộng 32,18% vốn điều lệ Công ty, trong đó Sông Đà 9 nắm giữ 14,82%, còn lại là 2 cổ đông cá nhân.

Trong nửa đầu năm 2017, ART đạt 46 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, đây là con số kỷ lục kể từ khi thành lập tới nay. Đồng thời, ART được xếp ở vị trí thứ 8 về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trên HOSE trong 6 tháng đầu năm, với thị phần 4,94%.

Đứng ở vị trí thứ 2, YTC của Xuất nhập khẩu Y tế Thành phố Hồ Chí Minh gia nhập sàn UPCoM sau ART một ngày sau đó, đã đón nhận 2 phiên tăng trần liên tiếp với tổng cộng mức tăng đạt 60,56%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 31/7-4/8

Giá ngày 4/8

Giá ngày 28/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 4/8

Giá ngày 28/7

Biến động giảm (%)

ART*

9.2

5

84

BDW

4.2

7

-40

YTC*

34.2

21.3

60,56

CQT

3

4.8

-37,5

VRG

6.1

3.9

56,41

HPB

9.9

15.5

-36,13

EME

14.4

9.6

50

NUE

7.6

11.4

-33,33

IFS

11.4

7.8

46,15

TOT

5.4

7.9

-31,65

C21

26.2

18

45,56

TDM

24.4

33.9

-28,02

SDI

57.2

39.3

45,55

KHD

19.6

26

-24,62

UEM

40

27.8

43,88

NMK

11.1

14.6

-23,97

HAF

14

10

40

HNF

31

39.3

-21,12

STU

28

20

40

CC1

23.9

30

-20,33

Ở chiều ngược lại, bộ đôi BDW của CTCP Cấp thoát nước Bình Định và CQT của CTCP Xi măng Quán Triều VVMI với mức giảm tương ứng 40% và 37,5%.

Cổ phiếu BDW và CQT cùng có chung cảnh ngộ là sau chuỗi ngày dài nằm bất động ở mốc tham chiếu, các mã này đã đón nhận duy nhất 1 phiên duy nhất giảm sàn trong tuần qua và với quy định riêng của sàn UPCoM, biên độ giảm có thể lên tới 40%.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục