Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã hơn gấp đôi

(ĐTCK) Trong tuần cuối tháng 7, cùng với sự hồi phục mạnh của thị trường, biên độ tăng của các cổ phiếu trên 3 sàn cũng đều nới rộng, trong đó có mã tăng tới hơn 110%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã hơn gấp đôi

Mặc dù thanh khoản thị trường có phần giảm nhẹ do tâm lý thận trọng trước những lo ngại rủi ro margin cao, nhưng sự trở lại của nhóm cổ phiếu bluechip với lực đỡ chính đến từ dòng bank và các mã có vốn hóa lớn, đã giúp các chỉ số hồi phục mạnh trong tuần cuối cùng của tháng 7, gần như đã lấy lại toàn bộ những gì đã mất trong tuần giảm sâu trước đó.

Tính chung, sàn HOSE có 3 phiên tăng khá tốt và 2 phiên giảm nhẹ, VN-Index đã tăng 15,23 điểm (+2%) lên mức 777,09 điểm; trong khi sàn HNX có diễn biến tích cực hơn với 4 phiên tăng và chỉ 1 phiên điều chỉnh, HNX-Index đã tăng 2,59 điểm (+2,6%) lên 100,55 điểm.

Nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng dẫn dắt đà tăng chính cho thị trường, nhưng không có mã nào trong nhóm này lọt vào Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua trên cả 3 sàn. Tuy nhiên, cùng với sự khởi sắc của thị trường, biên độ tăng của các mã cũng nới rộng hơn. 

Điển hình, quán quân của tuần qua là CC1 của Tổng công ty Xây dựng số 1 – CTCP với mức tăng lên tới 111,27%.

Sau đúng 1 năm kể từ thời điểm IPO, CCI đã chính thức đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM và là tổng công ty thứ 7 của Bộ Xây dựng gia nhập sàn chứng khoán, bên cạnh các doanh nghiệp lớn như Viglacera, DIC Group, Licogi…

Cùng với bối cảnh thị trường lao dốc, cổ phiếu CC1 đã có 2 phiên chào sàn không mấy thuận lợi khi không có giao dịch nào diễn ra và vẫn đứng nguyên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, ngay khi bước vào phiên giao dịch đầu tuần này (24/7), CC1 đã tăng vọt lên mức giá trần với biên độ tăng 39,4%. Tiếp theo đó, CC1 đón nhận thêm 3 phiên tăng trần, đã kéo giá cổ phiếu lên mức 30.000 đồng/CP và trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua.

Dù kết quả kinh doanh năm 2016 thiếu khả quan nhưng CC1 vẫn được đánh giá là một trong những thương hiệu thi công xây lắp, hạ tầng hàng đầu tại khu vực phía Nam. Và việc đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, kỳ vọng vào sự lột xác của CC1 có thể sẽ diễn ra.

Theo kế hoạch, Bộ Xây dựng phải thoái hết vốn vào năm 2018. Khi đó, cơ hội để nhóm cổ đông hiện hữu gia tăng sở hữu và làm chủ cuộc chơi tại CC1 là rất lớn. Trong đó, khả năng các bất động sản của CC1 cũng có thể sẽ được đẩy mạnh khai thác trong thời gian tới. Đây là những điểm hấp dẫn nhà đầu tư đối với cổ phiếu mới CC1.

Đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng cũng có mức tăng trưởng vượt trội là TDM của CTCP Nước Thủ Dầu Một.

Với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 2 phiên tăng trần đã kéo giá cổ phiếu TDM từ mức 21.300 đồng/CP lên mức 33.900 đồng/CP, tương ứng tăng hơn 59%. Tuy nhiên, giao dịch của TDM khá nhỏ giọt với những phiên khớp vài trăm đơn vị, tổng cộng, khối lượng khớp lệnh của TDM đạt 1.900 đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 50 triệu đồng.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 24-28/7

Giá ngày 28/7

Giá ngày 21/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 28/7

Giá ngày 21/7

Biến động giảm (%)

CC1

30

14.2

111,27

LMI

10.5

20

-47,5

TDM

33.9

21.3

59,15

VGL

6.7

11.1

-39,64

PTM

15.6

11.5

35,65

CKD

11.5

17.6

-34,66

GER

1.6

1.2

33,33

VCE

8

12.2

-34,43

VCX

2.9

2.2

31,82

AC4

10.3

15.6

-33,97

UEM

27.8

21.1

31,75

HKP

15.3

21

-27,14

HPD

14.5

11.2

29,46

CID

12.8

17.5

-26,86

TNW

9

7.1

26,76

SDJ

6.5

8.7

-25,29

SCC

1.9

1.5

26,67

SJM

0.9

1.2

-25

ABC

24.6

19.5

26,15

BMD

8

10.5

-23,81

Trong khi đó, dù cũng gia nhập thị trường chứng khoán cùng ngày với CC1 nhưng diễn biến cổ phiếu LMI của CTCP Đầu tư Xây dựng Lắp máy IDICO lại khá tiêu cực.

Với việc đón nhận 5 phiên giảm điểm, trong đó có tới 4 phiên giảm sàn, đã đẩy giá cổ phiếu LMI từ mức 20.000 đồng/CP xuống mức 10.500 đồng/CP, tương ứng giảm 47,5% và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn UPCoM.

Cũng tạo ấn tượng khá mạnh trên sàn UPCoM là VGL của CTCP Mạ kẽm công nghiệp Vingal – Vnsteel. Mặc dù chính thức giao dịch từ giữa tháng 8/2016 nhưng cổ phiếu VGL ít được thị trường nhắc tới khi qua hơn 11 tháng mà chưa có giao dịch nào diễn ra.

Với quy định riêng của sàn UPCoM (sau 25 phiên không có giao dịch, biên độ tăng giảm trong phiên đầu tiên sau đó là +/-40%), phiên giảm sàn ngày 28/7 vừa qua đã đẩy giá cổ phiếu VGL từ mức 11.100 đồng/CP (giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên từ 15/8/2016) xuống còn 6.700 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 28/7). Như vậy, giá cổ phiếu VGL đã giảm tới 39,6% và đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng.

Trên sàn HNX, OCH của CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương đã đón nhận 5 phiên tăng trần liên tiếp, là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần với mức tăng đạt hơn 56%. Thanh khoản cũng cải thiện hơn so với tuần trước với khối lượng khớp lệnh qua từng phiên khá đều dặn đạt vài nghìn đơn vị.

Thông tin liên quan đến OCH gần đây nhất là việc thay đổi nhân sự, cụ thể là bổ nhiệm ông Lê Đình Vinh làm Thành viên HĐQT và bầu ông Vũ Xuân Dương làm Trưởng ban kiểm soát của Công ty, kêt từ ngày 27/7.

Không giống tuần trước đó, khoảng cách của các cổ phiếu trong bảng xếp hạng không cách quá xa nhau. Đứng ở vị trí thứ 2, cổ phiếu nhỏ ASA của CTCP Liên doanh SANA WMT cũng có 5 phiên tăng trần, với tổng mức tăng cả tuần đạt 48%.

Đáng chú ý, cũng giống như những tân binh trước đây, dù chỉ giao dịch duy nhất phiên cuối tuần nhưng thành viên mới CET của Công ty cổ phần Tech-Vina đã lọt vào bảng xếp hạng ở vị trí 6 với mức tăng trần 29,37%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 24-28/7

Giá ngày 28/7

Giá ngày 21/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 28/7

Giá ngày 21/7

Biến động giảm (%)

OCH

8.9

5.7

56,14

ATS

12

20

-40

ASA

3.7

2.5

48

HTP

10.3

17

-39,41

TV3

42.2

29.9

41,14

SGH

23.1

31.5

-26,67

CCM

40

29.5

35,59

SDG

22.5

30

-25

PEN

18.1

13.9

30,22

GKM

16.2

20.7

-21,74

CET*

16.3

12.6

29,37

SJ1*

14.6

18.24

-19,96

SPI

5.4

4.2

28,57

BCC

11.4

14.2

-19,72

DPS

3.7

2.9

27,59

TVC

8.3

10.3

-19,42

NDF

13.9

11

26,36

D11

12.5

15

-16,67

KSQ

2.4

1.9

26,32

HHC

47.6

56.5

-15,75

Ở chiều ngược lại, ATS của CTCP Suất ăn công nghiệp Atesco đã đón nhận tuần giao dịch tiêu cực khi liên tiếp giảm mạnh 5 phiên. Từ mức giá 20.000 đồng/CP, ATS đã giảm xuống còn 12.000 đồng/CP, tương ứng giảm 40% và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX.

Cùng cảnh ngộ với ATS, cổ phiếu của CTCP In Sách giáo khoa Hoà Phát (mã HTP) cũng có tới 5 phiên giảm sâu. Mặc dù giao dịch khá hạn chế, tổng giá trị giao dịch của cả tuần chỉ đạt hơn 12 triệu đồng nhưng đã kéo giá cổ phiếu HTP từ mức 17.000 đồng/CP xuống còn 10.300 đồng/CP, tương ứng giảm 39,41% và đứng ở vị trí thứ 2 của bảng xếp hạng.

Cuối tuần qua, CTCP Nông Nghiệp Hùng Hậu (mã SJ1) đã điều chỉnh giá tham chiếu từ mức 20.300 đồng/CP xuống còn 16.200 đồng/CP, để trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 50:3 và bán cổ phiếu ưu đãi, tỷ lệ 1:1.

Như vậy, với 1 phiên tăng, 1 phiên đứng giá và 3 phiên giảm sàn, tuần qua giá cổ phiếu SJ1 đã giảm xuống 14.600 đồng/CP, tương ứng giảm 19,96% và đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng.

Trên sàn HOSE, trong khi HAR đã hạ nhiệt thì HAI vẫn tiếp tục dậy sóng. Mặc dù có chút rung lắc trong phiên cuối tuần (28/7) nhưng HAI vẫn duy trì được sắc tím và ghi nhận phiên tăng trần thứ 15 liên tiếp. Tính chung tuần qua, HAI tiếp tục bảo toàn mức tăng trưởng hơn 39%, lùi về vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng.

Cũng có mức tăng hơn 39%, cặp đôi BWE của CTCP Nước – Môi trường Bình Dương và CMX của CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cà Mau đều trải qua 5 phiên tăng trần liên tiếp.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 24-28/7

Giá ngày 28/7

Giá ngày 21/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 28/7

Giá ngày 21/7

Biến động giảm (%)

CMX

5.45

3.9

39,74

HTV

16.4

19.8

-17,17

BWE

25.6

18.35

39,51

CCL

4.33

5.14

-15,76

HAI

14.15

10.15

39,41

TDG

8.94

10.6

-15,66

FCM

7.65

5.84

30,99

OGC

2.28

2.7

-15,56

BTT

40.65

31.2

30,29

VHG

2.06

2.42

-14,88

PNC

11.75

9.5

23,68

TIX

30.6

35.8

-14,53

BRC

12.6

10.6

18,87

CIG

2.8

3.25

-13,85

EMC

17.9

15.1

18,54

RAL

122.7

137.7

-10,89

FIT

8.77

7.41

18,35

PGD

47.5

53

-10,38

HDC

16.2

13.9

16,55

DTA

7.22

8

-9,75

Trái lại, biên độ giảm của các cổ phiếu khá hẹp. Dẫn đầu bảng là HTV của CTCP Vận tải Hà Tiên với mức giảm 17,17%.

Tiếp đó, các mã vừa và nhỏ như CCL, TDG, OGC có mức giảm trên 15%. Còn lại hầu hết các mã có mức giảm trong khoảng 10-15%, ngoại trừ DTA đứng cuối bảng với mức giảm 9,75%.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục