Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã gần gấp đôi trong 1 tuần

(ĐTCK) Trong khi nhiều mã lớn quay đầu điều chỉnh mạnh, thậm chí rơi vào bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần thì thị trường vẫn đón nhận nhiều điểm sáng khi có mã tăng tới hơn 95%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã gần gấp đôi trong 1 tuần

Mặc dù thanh khoản không mấy cải thiện nhưng thị trường tiếp tục có thêm một tuần tăng điểm. Trong khi VN-Index tiếp tục tăng nhẹ và chưa chinh phục được ngưỡng 810 điểm thì HNX-Index có diễn biến tích cực hơn khi tiếp tục lập đỉnh mới tại mốc 106 điểm.

Tổng kết tuần, với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, chỉ số VN-Index tăng 1,13 điểm (+0,2%) lên 807,13 điểm; còn HNX-Index có tới 4 phiên tăng và điều chỉnh nhẹ 1 phiên, tổng cộng đã tăng 2,03 điểm (+1,9%) lên 106,52 điểm.

Trong đó, việc điều chỉnh của các cổ phiếu vốn hóa lớn như SAB, MSN, VNM, GAS… do gặp kháng cự mạnh sau chuỗi ngày khởi sắc, đã tạo áp lực lớn lên chỉ số khiến VN-Index thiếu sức bật cao. Trái lại, nhóm cổ phiếu đầu cơ lại nổi lên khá nhiều điểm sáng.

Điển hình là KLF của Công ty Cổ phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF đã có một tuần bùng nổ cả về giá và thanh khoản.

Với 5 phiên liên tiếp khoác áo tím, tuần qua, giá cổ phiếu KLF đã tăng tới 55%, đóng cửa phiên cuối tuần ngày 22/9 tại mức giá 6.200 đồng/CP. Cùng với lượng dư mua trần chất đống qua từng phiên, cổ phiếu KLF cũng đạt khối lượng giao dịch đột biến với những phiên lên tới hơn hơn hai chục triệu đơn vị. Tính trung bình, thanh khoản của KLF trong tuần qua đạt 13,3 triệu đơn vị/phiên.

Được biết, trong tuần qua, KLF đã thông báo về việc chốt danh sách cổ đông họp ĐHCĐ bất thường lần 1/2017 vào ngày 10/10 tới. Trao đổi riêng với Đầu tư chứng khoán, đại diện KLF cho biết, một trong những nội dung quan trọng của cuộc họp lần này là trình kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Theo dự kiến, Công ty sẽ trình cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu và chào bán riêng lẻ. Cụ thể, KLF sẽ phát hành 450 tỷ đồng cổ phần cho cổ đông hiện hữu, và chào bán riêng lẻ 530 tỷ đồng cho các cổ đông khác. Tổng khối lượng phát hành 980 tỷ đồng.

Đáng chú ý trong bảng xếp hạng còn có sự xuất hiện của DL1 của CTCP Đầu tư Phát triển Dịch vụ Công trình Công cộng Đức Long Gia Lai. Dù những phiên đầu tuần chỉ nhích nhẹ, nhưng trong 2 phiên cuối tuần, cùng với việc điều chỉnh giá để phát hành thêm cổ phiếu bán ưu đãi tỷ lệ 1:5, cổ phiếu DL1 đã liên tiếp được kéo lên trần. Qua đó, cổ phiếu DL1 đã tăng 21,81%, đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 18-22/9

Giá ngày 22/9

Giá ngày 15/9

Biến động tăng (%)

Giá ngày 22/9

Giá ngày 15/9

Biến động giảm (%)

KLF

6.2

4

55

TH1

9

11.1

-18,92

VTL

16

11.6

37,93

RCL

19.3

23.7

-18,57

DL1*

14.8

12.15

21,81

INC

8.5

10.3

-17,48

PCG

9.7

8.1

19,75

TMB

5.9

7

-15,71

HHC

54.5

45.6

19,52

VC7

20.1

23.6

-14,83

TTT

63.9

53.5

19,44

BST

11.5

13.5

-14,82

KSK

1.9

1.6

18,75

TV3

32.3

37.9

-14,78

SCI

7.7

6.5

18,46

ATS

23.2

26.5

-12,45

SAF

65

55.9

16,28

DHT

66.2

75

-11,73

CMC

6.6

5.8

13,79

NFC

16

18.1

-11,6

Ở chiều ngược lại, biên độ giảm của các cổ phiếu trong top 10 khá hẹp. Không có mã nào có mức giảm 20% và TH1 của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam và RCL dẫn đầu bảng với mức giảm hơn 18%.

Cả 2 cổ phiếu TH1 và RCL cùng có điểm chung khi tuần qua đều có 3 phiên đứng giá và 2 phiên giảm sàn với giao dịch khá nhỏ giọt.

Một trong những nguyên nhân chính khiến TH1 giao dịch tiêu cực có thể do kết quả kinh doanh kém hiệu quả với việc quý II/2017 lỗ gần 30 tỷ đồng, đã “thổi bay” thành quả đạt được trong quý I. Qua đó, lũy kế nửa đầu năm 2017, Công ty lỗ gần 500 triệu đồng.

Còn lại, các cổ phiếu khác trong bảng xếp hạng cũng chỉ có mức giảm trong khoảng 11-18%.

Trên sàn HOSE, cũng đón nhận sự trở lại của nhiều thị trường như HAR của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền, VNG của Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công, JVC của Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật.

Trong đó, HAR đã tạo bất ngờ khi điều chỉnh tăng mạnh kế hoạch kinh doanh cả năm 2017 dù báo cáo bán niên lãi thấp, với doanh thu điều chỉnh tăng 25,6% lên 95,57 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 40,5% lên 26,4 tỷ đồng, là một trong những nguyên nhân chính tiếp sức cho cổ phiếu này tiến bước trong tuần qua.

Quán quân của bảng xếp hạng cũng là một cổ phiếu trong nhóm bất động sản – HU1 của CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD1. Sau phiên đứng giá đầu tuần, HU1 đã liên tiếp tăng trần 4 phiên, nâng giá cổ phiếu lên mức 8.830 đồng/CP, với tổng mức tăng cả tuần đạt hơn 30%.

Một điểm đáng chú ý khác trên sàn HOSE là sự xuất hiện của một trong những mã có thị giá cao – BHN của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, đứng ở vị trí thứ 5 với mức tăng 13,65%. Trong tuần qua, BHN đã thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày 19/9 để chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 18%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 18-22/9

Giá ngày 22/9

Giá ngày 15/9

Biến động tăng (%)

Giá ngày 22/9

Giá ngày 15/9

Biến động giảm (%)

HU1

8.83

6.75

30,81

SCD

27.5

37.5

-26,67

PNC

21.75

17.3

25,72

RIC

6.96

7.9

-11,9

HAR

13.75

11.7

17,52

NAV

6.2

7

-11,43

SVT

8.92

7.8

14,36

SMA

8.6

9.6

-10,42

BHN*

107.1

94.24

13,65

APG

5.71

6.24

-8,49

VNG

13.9

12.45

11,65

MSN

52

56.1

-7,31

APC

45.6

40.8

11,76

TPC

9.2

9.9

-7,07

CAV

60

53.8

11,52

SII

24

25.8

-6,98

ANV

9.36

8.4

11,43

KAC

18.8

20.2

-6,93

JVC

3.92

3.55

10,42

TMT

10.9

11.65

-6,44

Trong khi đó, SCD của Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần trên sàn HOSE. Với 5 phiên giảm liên tiếp, trong đó có 3 phiên giảm sàn đã đẩy giá cổ phiếu SCD từ mức 37.500 đồng/CP xuống mức 27.500 đồng/CP, tương ứng giảm 26,67%.

Theo báo báo tài chính nửa đầu năm 2017, SCD ghi nhận doanh thu 159 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ và bất ngờ báo lỗ trước thuế gần 4 tỷ đồng. Với kết quả này, Công ty sẽ rất khó khăn hoàn thành kế hoạch lãi 37,95 tỷ đồng trong năm nay.

Ngoại trừ SCD, còn lại các cổ phiếu trong bảng có biên độ giảm khá hẹp chỉ trên dưới 10%. Trong đó, đáng chú ý là sự góp mặt của một trong những thành viên thuộc top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là MSN của CTCP Tập đoàn MaSan với mức giảm 7,31% và đứng ở vị trí thứ 6.

Trên sàn UPCoM, VKD của Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa - FIT Beverage là điểm sáng của thị trường khi tăng giá gần gấp đôi.

Cụ thể, với 5 phiên tăng trần liên tiếp, giá cổ phiếu VKD được kéo từ mức 17.700 đồng/CP lên mức 34.600 đồng/CP, tương ứng tăng tới 95,49%, là quán quân của sàn UPCoM và cũng là cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường.

Tiếp theo đó, khá nhiều mã tăng hơn 50% như IFS, LMC, GTT. Trong đó, LMC của Công ty Cổ phần Khoáng sản Latca mới đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM vào ngày 21/9. Như vậy, chỉ trong 2 phiên giao dịch, giá cổ phiếu LMC đã tăng 52% dù khối lượng giao dịch chỉ đạt một vài nghìn đơn vị.

Tương tự, người bạn đồng hành là SBM của CTCP Đầu tư Phát triển Bắc Minh cũng có phiên chào sàn ngày 21/9 tăng trần, tuy nhiên phiên tiếp đó đứng giá khiến cổ phiếu tăng trưởng kém hơn LMC, đạt 40% và đứng ở vị trí thứ 6.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 18-22/9

Giá ngày 22/9

Giá ngày 15/9

Biến động tăng (%)

Giá ngày 22/9

Giá ngày 15/9

Biến động giảm (%)

VKD

34.6

17.7

95,48

ATB

6

11.2

-46,43

IFS

13.8

8.3

66,27

VBH

9.3

15.5

-40

LMC*

15.2

10

52

ACS

10.9

15

-27,33

GTT

0.6

0.4

50

H11

5.1

6.9

-26,09

SDH

2

1.4

42,86

MDF

6

8.1

-25,93

SBM*

23.1

16.5

40

PCM

6.5

8.7

-25,29

BTG

5.3

3.8

39,47

BTU

6.2

8.2

-24,39

TGP

9.2

6.6

39,39

TOT

8.5

10.9

-22,02

NOS

0.4

0.3

33,33

HBH

8.6

11

-21,82

TNM

4.3

3.3

30,3

BCP

6.8

8.5

-20

Trái lại, ATB của CTCP An Thịnh chính thức đăng ký giao dịch trong những ngày cuối tháng 8 và hầu hết chỉ đứng giá tham chiếu, nhưng tuần nay, cổ phiếu đã lao dốc mạnh khi liên tiếp nằm sàn.

Với 1 phiên đứng giá ngày đầu tuần và 4 phiên giảm sàn, giá cổ phiếu ATB đã giảm từ 11.200 đồng/CP xuống mức 6.000 đồng/CP, tương ứng giảm  46,43% và là cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM.

Trong khi đó, VBH của Công ty Cổ phần Điện tử Bình Hòa sau chuỗi ngày dài bất động ở mốc tham chiếu, đã bất ngờ giảm sàn với biên độ 40% trong phiên 21/9 và đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng, ngay sau ATB.

Còn lại các cổ phiếu có mức giảm trong khoảng 20-30%.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục