Sau cuộc hành trình đầy thành công trong năm 2017, thị trường đã có những bước đi đầu tiên trong năm mới 2018 khởi sắc bởi tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư. Cùng với dòng tiền hoạt động mạnh, các chỉ số thị trường cũng đã có những phiên khởi sắc chào Xuân mới. Đặc biệt, chỉ số VN-Index lần đầu tiên chinh phục mốc đỉnh 1.000 điểm trong 10 năm qua.
Mặc dù chỉ giao dịch trong 4 phiên nhưng cùng với thanh khoản tăng mạnh, các chỉ số cũng bật cao. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 28,41 điểm (+2,9%) lên 1.012,65 điểm; HNX-Index tăng 2,06 điểm (+1,8%) lên 118,92 điểm. Thanh khoản trên cả 2 sàn đạt mức cap mới với hơn 7.600 tỷ đồng/mỗi phiên.
Trong đó, nhóm cổ phiếu bluechip cùng các mã vốn hóa lớn vẫn đóng vai trò chính trong cuộc tiếp sức cho thị trường trong tuần qua. Hầu hết các mã trong nhóm dầu khí, ngân hàng, hàng tiêu dùng đều duy trì đà tăng khá tốt. Tuy vậy, cũng giống như tuần trước tết, những tên tuổi này đều vắng bóng trong bảng xếp hạng top 10 mã tăng mạnh nhất tuần.
Trên sàn HOSE, một mã tí hon đã từng gây “náo loạn” thị trường trong hơn 2 năm về trước và lao dốc mạnh khi tiếp nhận liên tiếp những tin xấu như Chủ tịch bị tạm giam, tài chính khá tiêu cực với khoản lỗ 1.336 tỷ đồng năm 2015 và lỗ lũy kế trên mức nghìn tỷ đồng…, tuy nhiên JVC của Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật đã dần hồi sinh.
Trong 6 tháng đầu năm 2017 (từ ngày 1/4 - 30/9), JVC bất ngờ báo lãi sau thuế 4,35 tỷ đồng. Kết quả này theo JVC là công ty đã ổn định trở lại dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo mới và không phát sinh thêm nhiều khoản trích lập dự phòng so với năm ngoái.
Ngay trong những ngày cuối năm 2017, cổ phiếu JVC đã nhận được quyết định đưa ra khỏi diện kiểm soát đặc biệt.
Bên cạnh đó, các vấn đề phát sinh từ khủng khoảng của Công ty cũng đã được giải quyết để không còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của Công ty. JVC duy trì được vị thế vững chắc trong nhóm các công ty phân phối hàng đầu ngành thiết bị y tế kỹ thuật cao với độc quyền phân phối của hãng Hitachi, hệ thống mạng lưới bán hàng rộng, nhân sự kỹ thuật cao.
Nhờ đó, JVC đã lội ngược dòng ngoạn mục trong tuần đầu năm 2018 sau khi rơi vào Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất ở tuần cuối cùng của năm 2017. Cụ thể, cùng giao dịch bùng nổ với những phiên khớp vài triệu đơn vị, cổ phiếu JVC đã liên tiếp khoác áo tím trong 4 phiên, nâng giá cổ phiếu từ mức 4.110 đồng/CP lên mức 5.360 đồng/CP, tương ứng tăng 30,41% và trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua.
Đáng chú ý là màn chào Xuân khá ấn tượng của các thành viên mới AST của Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco và HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh. Dù chỉ giao dịch 1-2 phiên trong tuần nhưng đều tăng kịch trần, đã giúp AST và HDB đều lọt vào bảng xếp hạng với mức tăng tương ứng 28,22% và 20%.
Trong đó, đặc biệt là HDB. Dù gia nhập thị trường vào đúng phiên điều chỉnh sau chuỗi 9 phiên liên tiếp tăng điểm mạnh, nhưng HDB đã trở thành điểm sáng tô thêm vẻ đẹp cho thị trường với sự bùng nổ cả về giao dịch và giá.
Chính HDB đã làm cho cuộc đua mua của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trở nên sôi động hơn, góp phần đẩy thanh khoản thị trường tăng vọt. Bên cạnh khối lượng khớp lệnh khủng lên tới 32,2 triệu đơn vị, khối ngoại mua ròng hơn 5 triệu đơn vị, cổ phiếu HDB cũng đã được kéo lên kịch trần trong đợt khớp ATC nhờ lực cầu hấp thụ mạnh.
Mặc dù không nằm trong nhóm cổ phiếu lớn nhưng VCF của Công ty Cổ phần VinaCafé Biên Hòa tuần qua cũng tỏa sáng. Bất chấp sức nặng khi là mã có thị giá cao nhất thị trường nhưng VCF đã có màn bứt phá tăng vọt trong tuần qua nhờ thông tin trả cổ tức bằng tiền mặt khủng lên tới 660%, giúp cổ phiếu này có mức tăng trưởng hơn 15% và đứng ở vị trí thứ 7.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 2-5/1/2018
Mã |
Giá ngày 5/1/2018 |
Giá ngày 29/12/2017 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 5/1/2018 |
Giá ngày 29/12/2017 |
Biến động giảm (%) |
JVC |
5.36 |
4.11 |
30,41 |
FDC |
21.7 |
26.4 |
-17,80 |
AST* |
57.7 |
45 |
28,22 |
VID |
7 |
7.98 |
-12,28 |
PAN |
45 |
36 |
25 |
PIT |
5.61 |
6.35 |
-11,65 |
HDB* |
39.6 |
33 |
20 |
SII |
19.9 |
22 |
-9,55 |
VFG |
39.5 |
33.5 |
17,91 |
ROS |
165.7 |
181.7 |
-8,81 |
PNC |
28 |
23.85 |
17,40 |
VHG |
1.37 |
1.5 |
-8,67 |
VCF |
305 |
265 |
15,09 |
EMC |
14.6 |
15.95 |
-8,46 |
SVT |
7.41 |
6.5 |
14 |
LAF |
11.9 |
12.9 |
-7,75 |
BRC |
10.95 |
9.61 |
13,94 |
STT |
9.3 |
10 |
-7 |
KPF |
32.55 |
28.65 |
13,61 |
SVI |
42.55 |
45.7 |
-6,89 |
(AST: chào sàn ngày 4/1/2018; còn HDB chính thức niêm yết là giao dịch ngày 5/1)
Trong khi đó, biên độ giảm của các cổ phiếu trên sàn HOSE khá hẹp. Chỉ có 3 mã có mức giảm trên 10%, còn lại đều giảm chưa tới 10%.
Cổ phiếu FDC của CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu bảng xếp hạng với mức giảm 17,8% khi đón nhận 3 phiên giảm mạnh và duy nhất phiên cuối tuần đứng giá tham chiếu.
Được biết, cuối năm 2017, FDC đã thông qua việc từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật Công ty của ông Đoàn Ngọc Quang theo đơn từ nhiệm của ông kể từ ngày 31/12/2017.
Trái với diễn biến khá tích cực của hầu hết các cổ phiếu lớn, ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros lại có một tuần chào Xuân không mấy thành công. Mặc dù đã hồi phục nhẹ trong 2 phiên cuối tuần nhưng không đủ lấp đi khoảng mất trong 2 phiên giảm sâu đầu tuần. Tính chung cả tuần, cổ phiếu ROS đã giảm 8,81% và kết phiên cuối tuần tại mức giá 165.700 đồng/CP.
Trên sàn HNX, HVA của CTCP Đầu tư HVA đã có tuần giao dịch khởi sắc. Bên cạnh lực cầu gia tăng mạnh giúp thanh khoản cải thiện, HVA đã liên tiếp khoác áo tím trong 4 phiên liên tiếp, nâng giá cổ phiếu này lên mức 6.000 đồng/CP khi kết phiên cuối tuần, với tổng cộng mức tăng cả tuần đạt 42,86% và vươn lên vị trí quán quân trong tuần qua.
Được biết, cùng với việc hoàn tất đổi tên, HVA đã thay đổi ngành nghề kinh doanh từ nông nghiệp sang đầu tư và tư vẫn tài chính. Theo đó, bước đi đầu tiên khi tham gia vào lĩnh vực tài chính là kế hoạch huy động 1.000 tỷ đồng cho dự án cho vay ngang hàng trên nền tảng blockchain.
Mặc dù dự án này sẽ chưa đem lại kết quả tức thì khi dự kiến sẽ lỗ sau 2 năm đầu tiên, nhưng sau đó sẽ đem lại mức tăng trưởng phi mã trong 4 năm tiếp theo. Theo kế hoạch HVA sẽ thu về 1.134 tỷ đồng lợi nhuận sau 6 năm đưa dự án vào triển khai, với biên lợi nhuận trên doanh thu trong năm cuối cùng lên tới 82%.
Đứng ở vị trí thứ 2 là KDM của CTCP Đầu tư HP Việt Nam cũng có 4 phiên tăng trần liên tiếp, kéo giá cổ phiếu từ mức 2.800 đồng/CP lên mức 3.900 đồng/CP, tương ứng tăng 39,29%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 2-5/1/2018
Mã |
Giá ngày 5/1/2018 |
Giá ngày 29/12/2017 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 5/1/2018 |
Giá ngày 29/12/2017 |
Biến động giảm (%) |
HVA |
6 |
4.2 |
42,86 |
SAF |
53.7 |
67.9 |
-20,91 |
KDM |
3.9 |
2.8 |
39,29 |
CLH |
13.5 |
16.9 |
-20,12 |
TV3 |
40.1 |
30.2 |
32,78 |
PEN |
9.6 |
11.9 |
-19,33 |
SDG |
22 |
16.6 |
32,53 |
TPP |
12.6 |
15.5 |
-18,71 |
MST |
4.4 |
3.4 |
29,41 |
OCH |
6.3 |
7.6 |
-17,11 |
SJ1 |
17.2 |
13.7 |
25,55 |
ATS |
51.6 |
61.7 |
-16,37 |
VMS |
9 |
7.3 |
23,29 |
MCF |
16.5 |
19.5 |
-15,39 |
PXA |
1.6 |
1.3 |
23,08 |
AMV |
15.6 |
18.3 |
-14,75 |
MLS |
12.9 |
10.5 |
22,86 |
CTB |
30 |
35 |
-14,29 |
CET |
4.9 |
4.1 |
19,51 |
KHS |
16.3 |
19 |
-14,21 |
Trái lại, SAF của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco lại có một tuần khá ảm đạm. Bên cạnh giao dịch khá nhỏ giọt, cổ phiếu SAF đã liên tiếp đón nhận những phiên giảm sâu, đẩy giảm cố phiếu này từ mức 67.900 đồng/CP xuống mức 53.700 đồng/CP, tương ứng giảm 20,91% và là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX.
Cũng có hoàn thành tương tự, CLH của Công ty cổ phần Xi măng La Hiên VVMI cũng có 3 phiên giảm sâu, đã đẩy giá cổ phiếu về mức 13.500 đồng/CP, tương ứng tổng cộng mức giảm hơn 20%.
Còn lại, các mã khác trong bảng xếp hạng cũng có biên độ khá hẹp, với mức giảm nằm trong khoảng 14-20%.
Trên sàn UPCoM, mặc dù được sinh sau đẻ muộn nhưng các tân binh DSC của CTCP Chứng khoán Đà Nẵng, BTN của CTCP Gạch Tuy Nen Bình Định, VIW của Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam - CTCP cũng đã lọt vào bảng xếp hạng với việc tham gia giao dịch thị trường duy nhất trong phiên cuối tuần ngày 5/1.
Trong đó, DSC và BTN cùng tăng kịch trần với biên độ 40%, lần lượt đứng ở vị trí thứ 4 và 5 trong bảng xếp hạng; còn VIW tăng 38,1% và đứng ở vị trí thứ 9.
Quán quân trong tuần này là VRG của CTCP Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam. Nối tiếp đà tăng trần trong những phiên cuối cùng của năm 2017, cổ phiếu VRG đã liên tiếp khoe sắc tím trong tuần qua với tổng cộng mức tăng đạt 69,23% và kết tuần tại mức giá 8.800 đồng/CP.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 2-5/1/2018
Mã |
Giá ngày 5/1/2018 |
Giá ngày 29/12/2017 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 5/1/2018 |
Giá ngày 29/12/2017 |
Biến động giảm (%) |
VRG |
8.8 |
5.2 |
69,23 |
SPA |
11.9 |
16.1 |
-26,09 |
RGC |
6 |
3.9 |
53,85 |
BTV |
26 |
35 |
-25,71 |
VET |
35 |
24.1 |
45,23 |
AVF |
0.3 |
0.4 |
-25 |
DSC* |
11.9 |
8.5 |
40 |
HLA |
0.3 |
0.4 |
-25 |
BTN* |
30.8 |
22 |
40 |
PSG |
0.3 |
0.4 |
-25 |
NBR |
8.9 |
6.4 |
39,06 |
SD8 |
0.3 |
0.4 |
-25 |
SVG |
7.9 |
5.7 |
38,6 |
SLC |
7.5 |
9.6 |
-21,88 |
BTU |
9 |
6.5 |
38,46 |
V15 |
0.4 |
0.5 |
-20 |
VIW* |
14.5 |
10.5 |
38,1 |
VLF |
0.4 |
0.5 |
-20 |
HBD |
18 |
13.3 |
35,34 |
CHS |
8.8 |
10.9 |
-19,27 |
(DSC , BTN và VIW: Chính thức đăng ký giao dịch ngày 5/1/2018)
Ở chiều ngược lại, cũng giống như 2 sàn niêm yết, các mã giảm giá trên sàn UPCoM cũng có biên độ khá hẹp với mức giảm nằm trong khoảng 19-26%.
Trong đó, SPA của CTCP Bao bì Sài Gòn có 2 phiên giảm sâu và 2 phiên đứng giá, với tổng mức giảm hơn 26% là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua.
Tương tự, BTV của CTCP Dịch vụ Du lịch Bến Thành cũng có 2 phiên giảm sâu với giao dịch nhỏ giọt, đã đứng ở vị trí thứ 2 với mức giảm 25,71%. Tiếp theo đó, các mã AVF, HLA, PSG, SD8 cùng có mức giảm 25%.