Top 10 cổ phiếu tăng/ giảm mạnh nhất tuần cuối năm: Bất ngờ ngoài dự đoán

(ĐTCK) Không chỉ giao dịch mạnh và các chỉ số cùng khởi sắc, tuần cuối cùng của năm cũng để lại ấn tượng ở bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất với nhiều điểm bất ngờ ngoài dự đoán.
Top 10 cổ phiếu tăng/ giảm mạnh nhất tuần cuối năm: Bất ngờ ngoài dự đoán

Thị trường chứng khoán khép lại một năm rất thành công với mức tăng 48% trên chỉ số VN-Index (từ 665 điểm lên 984 điểm), đây cũng là mức tăng mạnh nhất của thị trường trong giai đoạn 2010-2017.

Trong đó, tuần cuối cùng của năm cũng để lại nhiều ấn tượng. Bên cạnh dòng tiền trong nước và nước ngoài chảy mạnh, các chỉ số liên tục được lập mức đỉnh mới với sự hỗ trợ tích cực của các cổ phiếu lớn. Tính chung cả tuần, cả 2 sàn đều có được 5 phiên tăng liên tiếp, với VN-Index tăng 31,92 điểm (+3,4%) lên mức 982,24 điểm; còn HNX-Index tăng 3,83 điểm (+3,4%) lên mức 116,86 điểm.

Được hưởng lợi từ diễn biến đi lên của giá dầu thế giới khi dầu WTI và Brent lần lượt phá mốc 60 USD và 66 USD trong phiên giao dịch cuối tuần, nhóm cổ phiếu dầu khí đã đua nhau khởi sắc với nhiều tên tuổi lớn tăng tốt như PLX, PVD, PVS, PVB… Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu vua và chứng khoán cũng đã đón nhận tuần giao dịch tăng tích cực khi hầu hết các mã đều có mức tăng khá tốt.

Tuy nhiên, những tên tuổi tác động mạnh tới chỉ số chung của thị trường lại chưa đủ sức mạnh để có mặt trong bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua.

Trên sàn HOSE, KPF của Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Hoàng Minh bất chấp những thông tin lãnh đạo và người nhà liên tục đăng ký bán ra, nhưng cổ phiếu này vẫn phi mã khi tiếp tục kéo dài chuỗi ngày dài khoác áo tím.

Tính trong hơn 1 qua, giá cổ phiếu KPF đã tăng tới hơn 438,5% từ mức 5.320 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 21/11) lên mức 28.650 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 29/12). Trong đó, riêng tuần cuối cùng của năm, KPF tăng 39,42% và tiếp tục là quán quân trên sàn HOSE.

Đứng ở vị trí thứ 2, VID của CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông mặc dù điều chỉnh khá sâu trong phiên đầu tuần ngày 25/12 nhưng sau đó đã liên tiếp tăng trần trong 4 phiên, đã giúp cổ phiếu này tăng 1.580 đồng/Cp, tương ứng tăng 24,69%.

Được biết, mới đây, HĐQT Vidon đã xem xét và thống nhất thông qua việc thoái toàn bộ vốn đầu tư tài chính, tương ứng 40% số cổ phần do Công ty nắm giữ tại CTCP Văn hóa Giáo dục Viễn Đông. Theo đó, sau khi hoàn tất việc thoái vốn (dự kiến từ tháng 12/2017 đến 1/2018), công ty này sẽ không còn là công ty liên doanh, liên kết với Vidon.

Mặc dù không như mong đợi nhưng tuần qua cũng có sự góp mặt khá đơn lẻ và mờ nhạt của nhóm cổ phiếu chứng khoán với việc BSI của CTCP Chứng khoán Đầu tư và Phát triển Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng khi đứng ở vị trí thứ 5 với mức tăng 15,83%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 25-29/12

Giá ngày 29/12

Giá ngày 22/12

Biến động tăng (%)

Giá ngày 29/12

Giá ngày 22/12

Biến động giảm (%)

KPF

28.65

20.55

39,42

CIG

2.43

2.79

-12,9

VID

7.98

6.4

24,69

SVT

6.5

7.44

-12,63

FDC

26.4

22.2

18,92

CDO

2.18

2.49

-12,45

LGC

23.45

20

17,25

HOT

17.9

20.25

-11,61

BSI

13.9

12

15,83

ITD

13.9

15.7

-11,47

PXS

10.3

8.91

15,6

AMD

9.08

10.25

-11,42

TCO

13

11.3

15,04

ELC

13.7

15.4

-11,04

COM

58.7

51.5

13,98

STK

18.4

20.4

-9,8

EMC

15.95

14

13,93

SGT

7

7.75

-9,68

LAF

12.9

11.35

13,66

JVC

4.11

4.54

-9,47

Trái lại, cổ phiếu tí hon CIG của CTCP Coma 18, sau những phiên khởi sắc vào giữa tháng 12 đã liên tiếp chịu áp lực bán trong tuần qua. Cụ thể, với 3 phiên giảm mạnh, 1 phiên tăng và 1 phiên đứng giá, cổ phiếu CIG đã giảm 12,9% và là mã giảm mạnh nhất tuần qua.

Bên cạnh CIG, nhiều mã nhỏ khác cũng đón nhận tuần suy giảm như SVT của Công ty Cổ phần Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông, CDO của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị, JVC của Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là các mã trong bảng xếp hạng này có biên độ giảm khá hẹp, chỉ nằm trong khoảng 9-12%, trong đó cổ phiếu đứng ở cuối bảng là JVC có mức giảm 9,47%.

Trên sàn HNX, bảng xếp hạng cũng vắng bóng những cổ phiếu trong nhóm dầu khí, ngân hàng và chứng khoán.

Trong đó, cổ phiếu OCH của Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương có một tuần cuối năm 2017 khá thành công khi được kéo từ mức giá 5.300 đồng/CP lên mức 7.600 đồng/CP, đã trở thành quán quân với mức tăng vượt trội 43,4%.

Đầu tuần qua, HĐQT Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2018 với doanh thu mẹ dự kiến hơn 210 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 29,6 tỷ đồng; về kế hoạch hợp nhất với doanh thu 1.195 tỷ đồng, lợi nhuận 89,35 tỷ đồng. Đồng thời, OCH cũng không có ý định tăng vốn điều lệ trong năm tới và tiếp tục giữ nguyên ở mức 2.000 tỷ đồng.

Hiện tại, OCH chưa có báo cáo hay ước tính kết quả kinh doanh cả năm 2017 nhưng 9 tháng đầu năm, công ty đạt 871 tỷ đồng doanh thu và 84 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt hoàn thành 72,89% kế hoạch doanh thu cả năm (1.195 tỷ đồng) và hơn 94% kế hoạch lợi nhuận năm (89 tỷ đồng).

Đáng chú ý là KHS của CTCP Kiên Hùng. Mặc dù là thành viên út trên sàn HNX trong năm 2017 khi chào sàn ngày 26/12, nhưng với 4 phiên giao dịch tăng mạnh, cổ phiếu KHS cũng đã lọt vào bảng xếp hạng với mức tăng khá ấn tượng hơn 31%, đứng ở vị trí thứ 2 ngay sau OCH.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 25-29/1

Giá ngày 29/12

Giá ngày 22/12

Biến động tăng (%)

Giá ngày 29/12

Giá ngày 22/12

Biến động giảm (%)

OCH

7.6

5.3

43,4

PEN

11.9

18

-33,89

KHS*

19

14.5

31,03

PIV

7

10.2

-31,37

PCN

3.6

2.8

28,57

SAP

6

8.1

-25,93

HVA

4.2

3.3

27,27

KTS

28.7

38.5

-25,46

ASA

3

2.4

25

MST

3.4

4.5

-24,44

DL1

67.7

55

23,09

DST

6.9

9.1

-24,18

VSM

13.5

11.1

21,62

NGC

7.1

9

-21,11

SCJ

2.9

2.4

20,83

NDF

3.6

4.5

-20

MNC

5.5

4.6

19,57

SPI

3.5

4.3

-18,61

CMC

7.4

6.2

19,35

DC2

6.6

8.1

-18,52

(KHS*: Cổ phiếu chính thức chào sàn HNX trong ngày 26/12)

Trong khi đó, PEN của Công ty cổ phần Xây lắp III Petrolimex đã có một tuần giao dịch khá tiêu cực.

Mặc dù hầu hết các phiên chỉ khớp 100 đơn vị, ngoại trừ phiên đầu tuần 25/12 đạt 1.600 đơn vị, nhưng việc liên tiếp giảm sàn đã đẩy giá cổ phiếu PEN từ mức 18.000 đồng/CP xuống còn 11.900 đồng/CP, tương ứng giảm 33,89% và là mã giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX.

Tiếp đó, PIV của CTCP PIV cũng có mức giảm hơn 30%. Điều đáng nói là áp lực bán tăng mạnh khiến PIV không chỉ đón nhận 5 phiên giảm sâu liên tiếp mà cổ phiếu này còn bị đẩy về mức giá thấp nhất trong năm qua khi kết tuần tại mức giá 7.000 đồng/CP.

Trong tuần qua, HĐQT PIV đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của Công ty đầu tư tại Công ty TNHH Tiến Đại Phát, với giá chuyển nhượng không thấp hơn 72 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong bảng xếp hạng cũng có sự góp mặt của những cái tên cũ như NDF của CTCP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định, DC2 của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển - Xây dựng số 2, MST của CTCP Xây dựng 1.1.6.8.

Trên sàn UPCoM, biên độ cũng có phần nới rộng hơn so với tuần trước. Trong đó, VT8 của Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải ô tô số 8 là quán quân của sàn UPCoM và cũng của cả thị trường trong tuần cuối cùng của năm.

Mặc dù cổ phiếu VT8 giao dịch khá nhỏ giọt với khối lượng giao dịch chỉ đạt một vài trăm đơn vị nhưng với 5 phiên tăng mạnh liên tiếp, trong đó có 3 phiên tăng trần, giá cổ phiếu này đã được kéo từ mức 5.800 đồng/CP lên mức 11.000 đồng/CP.

Trong thời gian gần đây, cùng với việc thông qua góp vốn toàn bộ tài sản của Công ty hiện có tại Trung tâm dạy nghề lái xe ô tô số 8 được thẩm định giá là 2,76 tỷ đồng để thành lập Công ty TNHH MTV Đào tại và Phát triển số 8, Công ty đã thống nhất mua lại 258.699 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ để đảm bảo lợi ích của các cổ đông, giảm sức ép về tỷ lệ sinh lời trên cổ phiếu, sử dụng có hiệu quả nguồn thặng dư vốn cổ phần, tăng tính thanh khoản của cổ phiếu VT8. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 20/12/2017 đến ngày 18/1/2018.

Cũng cùng “cảnh ngộ” với giao dịch hạn chế, nhưng CCV của CTCP và TOT của CTCP Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam và TOT của CTCP Vận tải Transimex đã có mức tăng mạnh, lần lượt 71,94% và 67,74%.

Đáng chú ý, dù chỉ giao dịch duy nhất 1 phiên trong năm 2017 nhưng phiên chào sàn tăng gần hết biên độ 39,66% đã giúp FHN của CTCP Xuất Nhập Khẩu Lương Thực - Thực Phần Hà Nội đã kịp “ghi danh” ở vị trí thứ 7.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 25-29/12

Giá ngày 29/12

Giá ngày 22/12

Biến động tăng (%)

Giá ngày 29/12

Giá ngày 22/12

Biến động giảm (%)

VT8

11

5.8

89,66

DCI

19

34.2

-44,44

CCV

23.9

13.9

71,94

TRT

10

16.9

-40,83

TOT

10.4

6.2

67,74

PVY*

3

5

-40

DCD

12.5

8.6

45,35

DPP

7.8

12.9

-39,54

TEL

10

7

42,86

TSJ

18.5

26.1

-29,12

VRG

5.2

3.7

40,54

HUG

24.2

33.4

-27,55

FHN*

40.5

29

39,66

MVB

4.4

5.9

-25,42

CMF

107.1

77.3

38,55

CAD

0.6

0.8

-25

PEQ

28.5

21

35,71

NBE

6.3

8.4

-25

AVF

0.4

0.3

33,33

V11

0.3

0.4

-25

(FHN và PVY: Đều đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM trong ngày cuối cùng của năm 29/12)

Trái lại, cũng chỉ xuất hiện trên thị trường chứng khoán trong phiên cuối cùng của năm, nhưng PVY của CTCP Chế tạo Dàn khoan Dầu khí lại ảm đạm khi giảm kịch sàn với biên độ 40%, đã đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng những cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần.

Trong khi đó, DCI của CTCP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng là mã giảm mạnh nhất tuần trên sàn UPCoM khi có tới 4 phiên giảm sâu và chỉ duy nhất 1 phiên không có giao dịch ngày 28/12, đẩy giá cổ phiếu này từ mức 34.200 đồng/CP xuống còn 19.000 đồng/CP, tương ứng giảm 44,44%.

Đứng ở vị trí thứ 2 là TRT của CTCP Trúc Thôn với mức giảm hơn 40%. Đáng kể, dù Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Đặng Văn Việt đăng ký vào 24.128 cổ phiếu TRT nhưng cũng không đủ sức giúp cổ phiếu này thoát khỏi những ngày giao dịch ảm đạm khi có tới 4 phiên giảm sàn.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục