Top 10 cổ phiếu tăng/ giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu lớn bị “ép”, thị trường vẫn có mã tăng tới 112%

(ĐTCK) Trong khi nhóm cổ phiếu lớn chịu áp lực bán chốt lời sau chuỗi ngày dài tăng nóng đã quay đầu giảm sâu, thì nhiều mã vừa và nhỏ lại khá tỏa sáng và thị trường vẫn được tô điểm bởi những mã tăng vượt trội gần 100%, thậm chí vượt 112%.
Top 10 cổ phiếu tăng/ giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu lớn bị “ép”, thị trường vẫn có mã tăng tới 112%

Điều không tưởng chỉ trong 1 tháng VN-Index đã tăng thần tốc tới hơn 100 điểm, lần lượt vượt qua những vùng khó và leo lên ngưỡng 970 điểm (phiên đóng cửa ngày 4/12), là thành công nhất của thị trường trong nhiều năm vừa qua dù đà tăng mạnh này không có tính lan tỏa mà chủ yếu được kéo lên bởi các mã lớn.

Sau chuỗi ngày dài tăng nóng, việc thị trường quay đầu điều chỉnh cũng là một tất yếu không thể tránh khỏi khi các cổ phiếu vốn hóa lớn đã chạm vào vùng giá cao và áp lực bán chốt lời sẽ diễn ra mạnh mẽ. Chính vì vậy, tuần đầu tiên của tháng 12 vừa qua, các chỉ số chính đã liên tiếp đón nhận những phiên đảo chiều giảm khá sâu.

Cụ thể kết tuần giao dịch vừa qua (từ ngày 4-8/12), VN-Index đứt chuỗi tăng trong 9 tuần với mức giảm 20,17 điểm (-2,1%) xuống 940,16 điểm, còn HNX-Index cũng ngắt nhịp tăng sau 4 tuần liên tiếp với mức giảm 1,68 điểm (-1,5%) xuống 113,81 điểm.

Tuy vậy, thị trường vẫn không quá tiêu cực nhờ dòng tiền chảy vào được duy trì khá mạnh. Trái với lực bán diễn ra khá mạnh ở nhóm cổ phiếu trụ cột, nhiều mã vừa và nhỏ vẫn đua nhau khởi sắc.

Trên sàn HOSE, tuần qua cổ phiếu tí hon VOS của CTCP Vận tải biển Việt Nam đã trở thành quán quân với mức tăng 32,73% khi bất ngờ tăng mạnh 5 phiên ròng, trong đó có tới 4 phiên tăng trần. Qua đó, giá cổ phiếu VOS đã được kéo từ mức 2.200 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 1/12) lên mức 2.920 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 8/12).

Không chỉ tăng vọt về giá, cổ phiếu VOS còn ghi điểm với thanh khoản cải thiện mạnh. Các phiên trong tuần vừa qua, khối lượng khớp lệnh của VOS đều đạt hơn 1-2 triệu đơn vị và tính trung bình cả tuần, khối lượng khớp lệnh của cổ phiếu này đạt 1,8 triệu đơn vị/phiên.

Bên cạnh VOS, một số mã vừa và nhỏ khác như CCL của CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long, MCG của CTCP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam, HOT của CTCP Du lịch – Dịch vụ Hội An, TCH của CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy cũng đã lọt vào bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua.

Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng có sự xuất hiện của thành viên mới TLD của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long. Chỉ giao dịch 2 phiên nhưng đều khoác áo tím đã kéo TLD từ mức giá tham chiếu trong ngày đầu giao dịch là 12.000 đồng/CP lên mức 15.400 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 8/12), với tổng mức tăng 28,33% và trở thành á quân đứng ngay sau VOS.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 4-8/12

Giá ngày 8/12

Giá ngày 1/12

Biến động tăng (%)

Giá ngày 8/12

Giá ngày 1/12

Biến động giảm (%)

VOS

2.92

2.2

32,73

ROS

153.5

178.9

-14,2

TLD*

15.4

12

28,33

DAT

24.6

28.65

-14,14

CMG

38.15

29.9

27,59

PXT

4.05

4.68

-13,46

VCF

260

205

26,83

BHN

131.8

151

-12,72

CCL

4.51

3.81

18,37

BSI

12

13.7

-12,41

KPF

10.65

9.09

17,16

SPM

12.55

14.25

-11,93

TCH

21.65

18.85

14,85

BBC

93.2

102

-8,63

HOT

24.65

21.6

14,12

VAF

11.15

12.2

-8,61

MCG

4.1

3.61

13,57

HAS

8.19

8.95

-8,49

COM

60

54

11,11

CMT

10.15

11

-7,73

(* TLD chính thức chào sàn HOSE vào ngày 7/12)

Mặt khác, áp lực bán chốt lời diễn ra ồ ạt đối với nhóm cổ phiếu bluechip sau chuỗi ngày dài tăng nóng khiến nhiều mã quay đầu giảm điểm như VNM, VJC, SAB, ROS, VIC, BHN…

Trong đó, ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua. Sau 3 phiên giảm sâu vào đầu tuần, dù đã hồi phục nhẹ trong 2 ngày cuối tuần nhưng cũng đã lấy đi của ROS tới 25.400 đồng/CP, tương ứng mất 14,2%.

Cũng là một trong những mã khá lớn, thuộc top 20 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường, BHN của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội cũng đón nhận một tuần giao dịch khá đen tối khi có tới 4 phiên giảm và chỉ 1 phiên đứng giá ngày 7/12, với tổng cộng mức giảm đạt 12,72% và đứng ở vị trí thứ 4.

Trên sàn HNX, SMN của CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Miền Nam là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua với tổng mức tăng 26,32%.

Sau gần 1 tháng không có biến động về giá (từ ngày 9/11), cổ phiếu SMN đã đón nhận tuần giao dịch khởi sắc đầu tháng 12 khi có 3 phiên tăng mạnh trần và sát trần. Qua đó, giá cổ phiếu SMN đã được kéo từ mức 9.500 đồng/CP lên mức 12.000 đồng/CP, đây cũng là mức giá cao nhất của cổ phiếu này.

Tuy nhiên, giao dịch của SMN vẫn khá hạn chế với các phiên chỉ khớp vài ba nghìn đơn vị. Tổng cộng giá trị giao dịch trong cả tuần chỉ đạt hơn 100 triệu đồng.

Đứng ở vị trí thứ 2 cũng là một mã cổ phiếu tí hon SDE của CTCP Kỹ thuật Điện Sông Đà. Sau những phiên giảm sàn cuối tháng 11, cổ phiếu SDE đã khởi sắc khi có 3 phiên liên tiếp tăng trần trong tuần qua dù mức thanh khoản nhỏ giọt, kết phiên cuối tuần tại mức giá 3.400 đồng/CP với tổng mức tăng cả tuần đạt 25,93%.

Còn lại các mã trong bảng xếp hạng có mức biến động khá hẹp nằm trong khoảng 15-18% với sự góp mặt của nhiều mã nhỏ khác như VIG, DID, CMS.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 4-8/12

Giá ngày 8/12

Giá ngày 1/12

Biến động tăng (%)

Giá ngày 8/12

Giá ngày 1/12

Biến động giảm (%)

SMN

12

9.5

26,32

SDG

15

24.3

-38,27

SDE

3.4

2.7

25,93

MST

7.7

11.5

-33,04

ALT

15.5

13

19,23

GMX

30.5

37.4

-18,45

SGC

64.1

54.1

18,48

STC

27

33

-18,18

V12

17.6

15

17,33

CMC

5.6

6.8

-17,65

VIG

3.4

2.9

17,24

DST

11.4

13.4

-14,93

VTL

20.9

18

16,11

TMC

11

12.8

-14,06

DID

6.6

5.7

15,79

VCG

24.8

28.8

-13,89

CMS

5.3

4.6

15,22

NBP

13.4

15.4

-12,99

ALV

18.4

16

15

SJE

23.7

27

-12,22

Ở chiều ngược lại, SDG của CTCP Sadico Cần Thơ lại đón nhận một tuần giao dịch tiêu cực khi giảm sàn hoặc sát sàn liên tiếp trong cả 5 phiên. Qua đó, đẩy giá cổ phiếu SDG từ mức 24.200 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 1/12) xuống còn 15.000 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 8/12), tương ứng giảm 38,27% và là mã giảm mạnh nhất trên sàn HNX trong tuần qua.

Bên cạnh đó, MST của CTCP Xây dựng 1.1.6.8 vẫn chưa thoát khỏi những ngày “đen tối” khi từ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng tuần trước đã vươn lên thứ 2 trong tuần này với mức giảm khá mạnh  hơn 33%.

Tuy nhiên, một điểm tích cực đến từ MST chính thanh khoản khoản. Cổ phiếu này đã có phiên khớp tới hơn 4,8 triệu đơn vị và tính trung bình trong tuần qua, khối lượng khớp lệnh của MST đạt hơn 1,4 triệu đơn vị/phiên.

Được biết, mới đây, HĐQT Công ty đã quyết định chuyển nhượng 4,7 triệu cổ phiếu của CTCP Xây dựng và Kiến trúc Aline với tổng giá trị chuyển nhượng là 48,5 tỷ đồng. Phần vốn thu về, Công ty sẽ dùng 45 tỷ đồng để đầu tư vào CTCP Dịch vụ Phát triển Thương mại Sông Hồng, phần còn lại sẽ bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đáng chú ý là sự xuất hiện của cổ phiếu lớn VCG của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam khi đứng ở vị trí thứ 8. Sau những ngày dài tăng mạnh bởi thông tin SCIC thoái vốn, cổ phiếu VCG đã quay đầu lao dốc trong tuần qua khi có tới 4 phiên giảm, trong đó có phiên cuối tuần giảm sàn với lượng dư bán sàn chất đống, đã đẩy giá cổ phiếu về mức 24.800 đồng/CP, tương ứng tổng mức giảm  đạt 13,89%.

Trên sàn UPCoM, điểm nhấn thị trường vẫn hội tụ tại đây. Trong khi các mã lớn đua nhau lao dốc thì thị trường vẫn có mã tăng xấp xỉ 100%, thậm chí vượt 110%.

Cụ thể, MGG của Tổng Công ty Đức Giang - Công ty Cổ phần đã có tuần giao dịch tỏa sáng nhất kể từ ngày chính thức đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, ngày 6/11/2017.

Mặc dù khối lượng khớp lệnh qua các phiên chỉ đạt một vài trăm đơn vị nhưng với 4 phiên tăng trần, trong đó phiên tăng trần ngày đầu tuần 4/12 cũng là phiên có giao dịch đầu tiên của MGG đã tăng tới 40%, đã giúp cổ phiếu này bứt mạnh và kết tuần tại mức giá 46.800 đồng/CP, tương ứng tăng tới 112,73%.

Được biết, tính đến ngày 27/7/2017, MGG có 4 cổ đông lớn trong đó Tập đoàn dệt may Việt Nam sở hữu 36,79% vốn. Doanh thu thuần năm 2016 đạt trên 2.130 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế cũng đạt trên 51 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận chưa phân phối đến cuối năm còn hơn 121 tỷ đồng. Tổng cộng tài sản đạt 826 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu 234 tỷ đồng, trong đó vốn góp chủ sở hữu gần 62 tỷ đồng.

Cũng có mức tăng vượt trội trong tuần qua là TMG của CTCP Kim loại màu Thái Nguyên – Vimico. Với 5 phiên tăng trần liên tiếp, giá cổ phiếu TMG đã được kéo lên mức 40.500 đồng/CP, tương ứng tổng cộng mức tăng cả tuần đạt 99,51%.

Tiếp đó, nhiều mã có mức tăng từ 55-85% như FT1, HAF, CQT, HFC, THW.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 4-8/12

Giá ngày 8/12

Giá ngày 1/12

Biến động tăng (%)

Giá ngày 8/12

Giá ngày 1/12

Biến động giảm (%)

MGG

46.8

22

112,73

PTM

13.2

24.9

-46,99

TMG

40.5

20.3

99,51

DCI

34.2

57

-40

FT1

40

21.7

84,33

AFC

7.6

12.5

-39,2

HAF

19.4

11.2

73,21

IHK

10.2

15.7

-35,03

CQT

4.9

2.9

68,97

DDH

7

10.4

-32,69

HFC

16.1

10

61

SDJ

6.8

9.8

-30,61

THW

22.7

14.6

55,48

BTV

15

20.6

-27,18

POB

7.7

5.2

48,08

PXM

0.3

0.4

-25

CC4

18.4

12.9

42,64

TTJ

30.6

40.5

-24,44

NHT

28

20

40

UPC

16.6

21

-20,95

Trái lại, PTM của CTCP Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ ôtô PTM là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua. Với 4 phiên giảm sàn và chỉ 1 phiên duy nhất đứng giá tham chiếu ngày đầu tuần 4/12, giá cổ phiếu PTM đã bị đẩy từ mức 24.900 đồng/CP xuống còn 13.200 đồng/CP, tương ứng giảm gần 47%.

Được biết trong tuần qua, PTM đã tổ chức ĐHCĐ bất thường để thông qua việc mua sắm và thanh lý/bán tài sản của Công ty với tổng giá trị mua sắm trên 35% tổng giá trị tài sản của Công ty.

Bên cạnh đó, Đại hội cũng thông qua việc ký kết hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng TMHH MTV HSBC Việt Nam với Công ty, đồng thời chấp thuận cho Công ty được cầm cố thế chấp tài sản thuộc sở hữu hợp pháp với tổ chức tín dụng.

Đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là DCI của CTCP Công nghiệp hóa chất Đà Nẵng. Dù trong tuần qua DCI chỉ giảm sàn duy nhất 1 phiên nhưng sau chuỗi ngày dài tắc thanh khoản, phiên có giao dịch đầu tiên ngày 7/12 vừa qua với mức giảm sàn đã lấy đi tới 40% thị giá cổ phiếu, qua đó giảm giá cổ phiếu từ mức 57.000 đồng/CP xuống còn 34.200 đồng/CP.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục