Tổng thống Pháp Macron kêu gọi cải cách triệt để châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
Tổng thống Pháp tiếp tục nêu lại vấn đề cải cách các hiệp ước châu Âu với hai đề xuất quan trọng: Thay đổi hình thức biểu quyết chuyển từ “đồng thuận” sang “đa số tuyệt đối”; thành lập một tổ chức có tên gọi “Cộng đồng chính trị châu Âu"".
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước Nghị viện châu Âu. Ảnh: Le Monde. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước Nghị viện châu Âu. Ảnh: Le Monde.

Phát biểu trước các nghị sĩ châu Âu nhân ngày châu Âu 9/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) thúc đẩy quyền tự chủ trên tất cả lĩnh vực. Theo đó, châu Âu cần tập trung phải phát triển các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, khôi phục lại sự độc lập về an ninh lương thực và tăng cường nền dân chủ và thông tin.

Người đứng đầu nước Pháp tiếp tục nêu lại vấn đề cải cách các hiệp ước châu Âu với hai đề xuất quan trọng. Thứ nhất là thay đổi hình thức biểu quyết chuyển từ nguyên tắc “đồng thuận” sang “đa số tuyệt đối”. Theo ông Macron, sự thay đổi này sẽ châu Âu giúp vận hành hiệu quả hơn, thống nhất hơn và phản ứng nhanh hơn trong bối cảnh quốc tế đầy biến động hiện nay.

Đề xuất thứ hai được Tổng thống Pháp đưa ra là thành lập một tổ chức có tên gọi “Cộng đồng chính trị châu Âu” để tiếp nhận các quốc gia bên ngoài muốn gia nhập EU, giống như Ukraine hiện nay, trong khi phải chờ đợi quá trình hoàn chỉnh các thủ tục phê duyệt thường kéo dài. Ông Macron cũng kêu gọi nước Anh cũng tham gia sáng kiến này.

Đây là xem là sự hồi sinh về ý tưởng “một châu Âu liên bang” từng được cố Tổng thống Pháp Francois Mitterand đưa ra sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ. Trong bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu tuần trước, Thủ tướng Ý Matteo Draghi cũng đã đề cập đến mô hình này.

Các vấn đề này dự kiến sẽ được các lãnh đạo 27 nước thành viên EU đưa ra bàn thảo tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6 tới. Các nhà phân tích nhận định việc xét lại các hiệp ước châu Âu của Tổng thống Pháp sẽ gặp khó khăn khi phần lớn các quốc gia Trung và Đông Âu cùng Thuỵ Điển và Đan Mạch đã ngay lập tức lên tiếng phản đối.

Nói về cuộc xung đột tại Nga - Ukraina, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết vẫn duy trì liên lạc với người đứng đầu nước Nga, đồng thời sẽ nhấn mạnh sẽ nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột mà không để nước Nga bị “hạ thấp” và không để chiến tranh lan rộng ra toàn châu Âu.

“Dự án châu Âu hình thành từ chiến tranh, đây là điều chúng ta không không được phép quên điều này và cũng không được phép lặp lại. Trách nhiệm của chúng ta là chấm dứt cuộc chiến và không để cuộc xung đột này lan rộng tại châu Âu”.


Theo VOV

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục