Giải thích điều này, bà Quỳnh nói, kết quả đo được thể hiện khách quan vì tới đây, ngành hải quan sẽ tiến hành những lần đo tiếp theo theo lộ trình 3 lần trong 5 năm.
Do đó, nếu điều chỉnh số liệu lần này cho đẹp thì các lần đo tiếp theo chúng ta sẽ phải làm gì, có giải pháp gì”, bà Quỳnh nói.
Theo kết quả công bố, đối với hàng nhập khẩu, thời gian từ khi hàng đến cảng/cửa khẩu cho đến khi hàng đã có quyết định thông quan/giải phóng hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan (Tổng thời gian giải phóng hàng) là: 115:00:17 (giờ:phút:giây)
Trong đó, thời gian từ khi đăng ký tờ khai cho đến khi cơ quan Hải quan ra quyết định thông quan/giải phóng hàng là: 32:37:55 (chiếm khoảng 28% tổng thời gian từ khi hàng đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng có quyết định thông quan/giải phóng hàng rời khỏi khu vực giám sát hải quan).
72 % còn lại là thời gian tác nghiệp của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa.
Đối với hàng xuất khẩu, thời gian từ khi đăng ký tờ khai cho đến khi cơ quan Hải quan ra quyết định thông quan/giải phóng hàng là: 11:06:33 (giờ:phút:giây).
Kết quả đo trên được thực hiện tại 11 cửa khẩu gồm 6 cửa khẩu đường biển, 2 cửa khẩu đường hàng không và 3 cửa khẩu đường bộ.
Theo Tổng cục Hải quan, đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện một cuộc đo thời gian giải phóng hàng nên trong quá trình phối hợp với các bộ, ngành còn có việc chưa đạt được như mong muốn.
Do đó, kết quả chung tuy chưa phân tích sâu được thời gian tác nghiệp của các đơn vị quản lý chuyên ngành có liên quan đến quá trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua các cảng/cửa khẩu nhưng cũng nêu ra được tỉ lệ % về khoảng thời gian tác động của cơ quan Hải quan và của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua cảng/cửa khẩu.