Cụ thể, ngày đăng ký cuối cùng là 16/7/2020, ngày thanh toán là 24/7. Như vậy, doanh nghiệp dự tính sẽ chi 121,2 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
Tính tới 31/03/2020, doanh nghiệp có tới 1.029,6 tỷ đồng tiền mặt, chiếm gần 21% tổng tài sản. Như vậy, so với lượng cổ phiếu đang lưu hành là gần 80,8 triệu cổ phiếu thì tỷ lệ tiền mặt trên cổ phiếu đang là 12.743 đồng/CP, một tỷ lệ tương đối cao so với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.
Trong năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần 5.016,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 109,5 tỷ đồng, lần lượt bằng 81,43% và 75,43% so với kết quả thực hiện năm 2019.
Trong năm 2019, PLC ghi nhận doanh thu 6.160 tỷ đồng, trong đó mảng nhựa đường chiếm tỷ trọng 36,6%, đóng góp 2.252,5 tỷ đồng doanh thu. Hiện tại, PLC có hệ thống các nhà máy trải dài trên cả nước, đội xe chở nhựa đường và là đơn vị cung cấp nhựa đường lớn trong cả nước, đặc biệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.
Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để tạo cú huých kéo kinh tế hồi phục hậu dịch Covid-19
Kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2020 với tổng 695,8 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn chuyển từ năm 2019 qua là 225,2 nghìn tỷ đồng, dự toán năm 2020 là 470,6 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, tập trung vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng như dự án sửa chữa đường băng của Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài; dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; Quốc Lộ 45 (Thanh Hoá), cao tốc Bắc – Nam… Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, ước giải ngân đầu tư công tới 31/5/2020 đạt hơn 122.241 tỷ đồng, đạt gần 26% kế hoạch.
Với việc dịch bệnh được kiểm soát tốt, cùng với tốc độ giải ngân chậm do gián đoạn dịch giai đoạn đầu năm, 6 tháng cuối năm được kỳ vọng sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, từ đó những doanh nghiệp phụ trợ ngành xây dựng cơ sở hạ tầng sáng hơn rất nhiều.
Biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu PLC