Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc không tệ như dự đoán

(ĐTCK) Trung Quốc vừa báo cáo tình hình xuất nhập khẩu trong tháng 3 đều sụt giảm so với cùng kỳ nhưng số liệu này vẫn tích cực hơn các nhà kinh tế kỳ vọng.
Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc không tệ như dự đoán

Theo dữ liệu từ Tổng cục hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 6,6% trong tháng 3 và nhập khẩu giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số khả quan bởi theo khảo sát các nhà kinh tế được thực hiện bởi Reuters, các nhà kinh tế kỳ vọng rằng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ sụt giảm 14% và nhập khẩu sẽ giảm 9,5% so với cùng kỳ trong tháng 3.

Bên cạnh đó, thặng dư thương mại trong tháng 3 của Trung Quốc là 19,9 tỷ USD so với con số 18,55 tỷ USD mà các nhà kinh tế dự đoán.

Bảng tình hình thương mại của Trung Quốc

Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc không tệ như dự đoán ảnh 1

Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 17,2% trong khi nhập khẩu giảm 4% so với cùng kỳ do sự bùng phát virus mạnh mẽ đã giáng đòn mạnh vào nền kinh tế lớn tứ hai thế giới này.

Theo tính toán của Reuters, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ bị thu hẹp xuống còn 15,32 tỷ USD trong tháng 3 từ mức 25,37 tỷ USD trong tháng 1 và tháng 2.

Bảng: Tình hình ca nhiễm virus trên thế giới

Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc không tệ như dự đoán ảnh 2

Mặc dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt ở Trung Quốc nhưng nó đang là vấn đề nghiêm trọng đối với các quốc gia còn lại trên thế giới. Tổng số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt 2 triệu người.

Để ngăn chặn virus, nhiếu quốc gia đã tiến hành phong tỏa đất nước, làm gián đoạn chuỗi cung cứng và gây ra những cú sốc về cả 2 phía cung và cầu.

Li Kuiwen, người phát ngôn của Tổng cục hải quan Trung Quốc nhận định, có những khó khăn trong hoạt động thương mại, nhu cầu quốc tế bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Trung Quốc ngay cả khi có sự phục hồi từ nhu cầu trong nước nhờ chính sách cho vay hỗ trợ của chính phủ.

Theo Chi Lo, chuyên gia kinh tế cao cấp BNP Paribas Asset Management, khả năng hồi phục theo hình chữ "V" của Trung Quốc đang bị thách thức do sự suy yếu từ nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Chỉ số PMI được công bố vào đầu tháng 3 cho thấy, khả năng hoạt động sản xuất được mở rộng trở lại sau sự suy hẹp đáng kể trong tháng 2. Nhưng các nhà phân tích cũng cảnh báo có thể còn xuất hiện những biến cố khó lường từ đại dịch toàn cầu.

Mặt khác, 10% sụt giảm về mặt xuất khẩu không ảnh hưởng quá lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc, nhưng nếu duy trì ở mức sụt giảm lớn trong hai chữ số có thể kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế một năm của Trung Quốc giảm 2-3% một cách dễ dàng, theo ông Chi Lo.

Vũ Duy Bắc / Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục